Bộ LĐ-TB&XH định tăng lương tối thiểu từ 250.000 - 400.000 đồng
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
Tại Dự thảo, Bộ LĐ-TB&XH quy định, về mức lương tối thiểu vùng, gồm 4 mức: Mức 3,50 triệu đồng, áp dụng đối với vùng I; mức 3,10 triệu đồng, áp dụng đối với vùng II; mức 2,7 triệu đồng, áp dụng đối với vùng III và mức 2,4 triệu đồng/tháng áp dụng đối với vùng IV.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, mức lương tối thiểu trên (tăng từ 250 nghìn đồng - 400 nghìn đồng so với hiện hành năm 2015, tương ứng với mức tăng theo tỷ lệ phần trăm từ 11,6 - 12,9% tùy theo từng vùng) được tính toán dựa trên cơ sở bù đủ trượt giá sinh hoạt năm 2014 dự kiến khoảng 4% - 5% để bảo đảm tiền lương thực tế cho người lao động; cải thiện theo mức tăng năng suất lao động xã hội khoảng 3% - 3,5% và điều chỉnh tăng thêm ở mức vừa phải (khoảng 4 - 5%) để thực hiện lộ trình điều chỉnh bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người lao động. Nếu thực hiện theo phương án nêu trên thì đáp ứng được khoảng từ 87%-90% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ tùy theo từng vùng.
Mặt khác, theo Bộ LĐ-TB&XH, khi thực hiện phương án nêu trên cũng không ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, do mức tiền lương thấp nhất các doanh nghiệp thực tế đang trả cho người lao động nhìn chung cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2015. Theo số liệu điều tra năm 2015, mức tiền lương thấp nhất thực trả vùng I là 3,5 triệu đồng/tháng, vùng II là 3,39 triệu đồng/tháng, vùng III là 3,14 triệu đồng/tháng và vùng IV là 2,85 triệu đồng/tháng.
Theo nhận định của Bộ LĐ-TB&XH, năm 2015 và năm 2016, trong bối cảnh Việt Nam đang tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhất là từ năm 2016 Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN thì có rất nhiều thách thức được đặt ra đối với các doanh nghiệp của Việt nam do phần lớn doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ còn lạc hậu, trình độ và năng suất lao động của người lao động còn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực.
Mặt khác, năm 2016 Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực, trong đó quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội có sự thay đổi (căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương và phụ cấp lương) cũng có tác động lớn đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, Bộ này cho biết, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2016 là cần thiết nhưng phải được nghiên cứu, cân đối trên cơ sở đánh giá một cách cụ thể tổng thể các tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp để đưa ra mức điều chỉnh cho phù hợp.
Trước đó, vào sáng 3/9 vừa qua, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tổ chức phiên họp cuối cùng bàn về phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2016. Với sự đồng thuận cao (14/15 phiếu thuận), Hội đồng thống nhất trình lên Chính phủ mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm 12,4%, tương ứng với vùng 1 là 400.000 đồng, vùng 2 (350.000 đồng), vùng 3 (300.000 đồng), vùng 4 (250.000 đồng).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển