Bộ Y tế thừa nhận nhiều yếu kém trong quản lý môi trường y tế
Cụ thể, công tác y tế dự phòng còn nhiều hạn chế nhất là việc tuyên truyền để người dân, chính quyền hiểu, thay đổi nhận thức, chuyển đổi hành vi như đối với bệnh sốt xuất huyết, ở nhiều nơi chính quyền chưa quan tâm đúng mức, người dân chưa ý thức được nên số người mắc còn cao, số chết vẫn còn.
Công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm còn hạn chế, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa tiếp cận được việc khám, phát hiện sớm bệnh tật và chưa được cung cấp thuốc phòng chống bệnh tật; số người được sử dụng Methadol, tiếp cận với thuốc ARV còn chưa đặt kế hoạch đề ra.
Theo số liệu của Bộ Y tế, hiện đã có khoảng 54,4% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, tăng 12% so với năm 2010.
Theo đánh giá của Bộ này, việc xử lý chất thải y tế hiện nay đã có những tiến bộ. Nhưng rõ ràng khi nhìn vào số liệu nói trên có thể thấy, số bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải còn khá cao khi vẫn chiếm tới gần một số bệnh viện của nước ta.
Theo lý giải của Bộ Y tế, việc còn nhiều bệnh viện, cơ sở y tế chưa đầu tư được hệ thống xử lý nước thải, chất thải độc hại theo quy định là do ngân sách còn hạn chế, vốn xây dựng hệ thống nước thải tại các bệnh viện chủ yếu là vốn ODA.
Về công tác xử lý chất thải rắn y tế, Bộ Y tế cho biết, hiện có trên 95% bệnh viện thực hiện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế nguy hại hàng ngày, trong đó 29,4% bệnh viện sử dụng lò đốt 2 buồng hoặc công nghệ vi sóng/nhiệt ướt khử khuẩn chất thải rắn y tế nguy hại, còn lại xử lý bằng lò đốt một buồng, thiêu đốt thủ công, tự chôn lấp hoặc thông qua hợp đồng dịch vụ xử lý.
46% bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải, vậy nước thải chảy đi đâu? Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2015, kế hoạch năm 2016 và nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2016-2020 của ngành y tế được tổ chức hôm nay 15/1 tại Hà Nội vừa qua, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đặt ra những câu hỏi đối với ngành y tế: “Tôi nghe báo cáo của Bộ Y tế, cả nước có 54% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế, vậy 46% còn lại, nước thải y tế chảy đi đâu? Xuống sông chứ đi đâu, ra ngoài đồng, ngoài ruộng thôi. Như thế là ô nhiễm vô cùng. Các bệnh hô hấp, đường ruột từ đó mà ra. Y tế dự phòng ở đâu? Chúng ta thấy xót xa, nhưng chúng ta chưa làm tốt hơn được...”. Nguồn: Báo Lao Động. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo