Các nước châu Âu vẫn đổ lỗi cho nhau về khủng hoảng di cư
Tuyên bố này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Hy Lạp triệu hồi đại sứ của nước này ở Áo. Động thái cho thấy sự thất vọng của Hy Lạp vì không được mời đến dự cuộc họp phối hợp đưa ra những hạn chế biên giới, nhằm kiềm chế dòng di dân của các nước Balkan tại Vienna vào hôm 24/2.
Tại cuộc họp, các quốc gia nằm dọc theo tuyến đường di cư đồng ý siết chặt biên giới, khiến hàng nghìn người mắc kẹt ở Hy Lạp. Các quan chức Hy Lạp ước tính 20.000 người tị nạn và di dân mắc kẹt trong nước này do các hạn chế mới, bắt đầu khi Áo hôm 18/2 tuyên bố sẽ không cho phép quá 3.200 người vào nước này một ngày và chỉ chấp nhận 80 đơn xin tị nạn một ngày.
Các nước châu Âu đã nỗ lực để giải quyết dòng người di cư có quy mô lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ II.
Athens đã đe dọa sẽ chặn tất cả các quyết định của Liên minh châu Âu (EU) nếu các quốc gia châu Âu khác không chia sẻ gánh nặng. Bộ trưởng di cư Hy Lạp Yannis Mouzalas cho biết, Hy Lạp sẽ không chấp nhận động thái đơn phương.
Về phần mình, chính phủ Áo đổ lỗi cho chính quyền Athens vì không hạn chế được dòng người di cư. Bộ trưởng Nội vụ Áo Johanna Mikl-Leitner đe dọa, nếu Hy Lạp không thể bảo vệ biên giới của mình thì liệu họ có bảo vệ được biên giới Schengen, đồng thời ẩn ý về việc loại trừ nước này ra khỏi EU.
Một số nước châu Âu khác, bao gồm Bỉ, Pháp, Đức, Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch đã áp đặt kiểm tra biên giới khẩn cấp khiến một tỷ lệ lớn người di cư bị mắc kẹt ở Hy Lạp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo