Tin tức - Sự kiện

Cách phòng và xử trí ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thời tiết mùa hè là cơ hội cho các loại dịch bệnh bùng phát. Ngộ độc thực phẩm là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cũng có nguy cơ tăng cao trong mùa nắng nóng .

(vnm) Ngộ độc thức ăn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: do vi khuẩn và độc tố vi khuẩn có trong thức ăn thường gây nên tiêu chảy cấp, đau bụng, sốt, phân lỏng ... Do nhiễm hoá chất trừ sâu, diệt muỗi, côn trùng, diệt nấm, cỏ tồn đọng trong thứcăn, rau quả, nguy hiểm nhất là hoá chất diệt chuột gây co giật. Do thức ăn có độc như: nấm độc, thịt cóc, mật cá trắm, măng tươi, vỏ sắn... Do thức ăn có hoá chất bảo quản: hàn the, fóc môn, kháng sinh, phẩm màu, phẩm thơm...
 
Biểu hiện khi bị ngộ độc thực phẩm:

Bệnh nhân xuất hiện đau bụng ê ẩm hoặc từng cơn, nôn, đi ngoài, đi lỏng hay có máu, mồ hôi nhiều, mệt, nếu nặng có thể bị liệt cơ.

Thông thường ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi ăn từ 30 phút đến 3,4 giờ. 

Sơ cứu khi bị ngộ độc

PGS.TS Nguyễn Thị Dụ, Viện dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, khi bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm thì việc sơ cứu và cấp cứu là việc rất cần thiết song trước hết cần xác định tác nhân gây ngộ độc bằng cách giữ lại thức ăn nghi ngờ, giữ lại chất nôn, phân, gửi đi làm xét nghiệm độc chất.

Khi biết chắc chắn thức ăn là độc hại thì có thể móc họng, nôn ngay nếu bệnh nhân còn tỉnh táo và không co giật. Uống ngay 30-50g than hoạt (1g/1kg cân nặng) hoà với 250ml nước+ đường (trẻ 1-12 tuổi: 15-20g pha với 200ml nước uống), sau đó dùng nhuận tràng bằng sorbitol 30g (1g/1kg cân nặng) không dùng cho trẻdưới 1 tuổi vì gây rối loạn nước và điện giải. Gọi điện cho bác sĩ để được tưvấn hay đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

Trong trường hợp nhân có dấu hiệu co giật để bệnh nhân nằm nghiêng đầu thấp, để thức ăn được tống ra ngoài không sặc. Hãy mời bác sĩ đến nhà hoặc đưa tới cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt để có thuốc điều trị co giật và đảm bảo thông khí.
 
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa hè


- Lựa chọn thực phẩm: Lựa chọn thực phẩm tươi, mặt ngoài khô bóng, khối thịt rắn chắc, khi ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra.

- Không để lẫn thực phẩm tươi sống và thực phẩm chín
: Khi đi mua thực phẩm nên chọn mua thịt súc vật, gia cầm, thuỷ sản tươi sống và đựng riêng từng loại vào các túi khác nhau, để cách ly với các thực phẩm khác.

Thực phẩm sống nếu chưa nấu ngay thì phải đưa vào bảo quản lạnh trong điều kiện phù hợp. Không để thức ăn chín vào các dụng cụ vừa chứa đựng nguyên liệu tươi sống.

- Giữ vệ sinh: Rửa tay với xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi chế biến thực phẩm tươi sống, sau khi đi vệ sinh hoặc làm việc khác gây bẩn tay. Rửa sạch dụng cụ, các bề mặt tiếp xúc sau khi chế biến thực phẩm tươi sống với nước xà phòng chuyên dùng rửa dụng cụ ăn uống, rửa kĩ lại bằng nước sạch ...
 
- Nấu chín và bảo quản thực phẩm
: Thực phẩm tươi sống phải được nấu chín. Không ăn tiết canh, thịt tái, cá gỏi, trứng chưa nấu chín. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín xong, không sử dụng các loại thực phẩm đã chế biến sẵn đóng gói không có địa chỉ nơi sản xuất rõ ràng, đã hết hạn sử dụng, bao bì bằng chất liệu không đảm bảo vệ sinh hoặc rách, thủng, các loại đồ hộp đã phồng, méo, hoen rỉ..

- Rửa sạch rau quả dưới vòi nước trước khi sử dụng. Nếu nguồn nước sử dụng cho ăn uống có nghi ngờ bị ô nhiễm thì phải báo ngay với cơ quan y tế gần nhất để có biện pháp xử trí kịp thời. Nếu thực phẩm có màu sắc, hình dáng, mùi vị nghi ngờ không đảm bảo an toàn thì không nên sử dụng...


Minh Hải

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo