Quốc tế

Campuchia thôi làm Chủ tịch ASEAN

Vừa qua Campuchia chính thức thôi đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Brurei là quốc gia tiếp nhận chiếc ghế này.

Lễ bàn giao mang tính nghi thức chức Chủ tịch luân phiên ASEAN cho Brunei đã diễn ra tại Cung Hòa Bình ở Phrom Penh, Campuchia từ hồi tháng 11/2012. Theo giới phân tích, sau một năm Campuchia làm chủ tịch với một loạt những hành động “lạ”, sự chuyển giao chiếc ghế này đã gây sự chú ý của dư luận hơn bình thường.

Trong năm 2012, ASEAN với chức Chủ tịch luân phiên của Campuchia đã trải qua nhiều “sóng gió” nội bộ, trong đó có những vấn đề nhạy cảm liên quan tới vấn đề Biển Đông.

Hồi tháng 7/2012, lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN hội nghị ngoại trưởng của khối này kết thúc mà không đưa ra được một tuyên bố chung. Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia, đã phê phán thái độ của Campuchia khi cho rằng Phnôm Pênh phá hoại nghiêm trọng uy tín của ASEAN. Theo ông, sau một tuần thảo luận về một loạt vấn đề, không chỉ là vấn đề Biển Đông, cả khu vực và thế giới đều không biết ASEAN đã quyết định những gì.

Theo vị Giáo sư người Australia, đây là một đòn nghiêm trọng đánh vào vị thế và uy tín quốc tế của ASEAN. Có thể coi đây là trách nhiệm thuộc về Campuchia. Ông Carl Thayer nói: "Lần đầu tiên trong lịch sử của ASEAN, các ngoại trưởng phải cùng nhau làm việc về một chương trình nghị sự rất nặng nề nhưng lại bị mất đi phương tiện truyền thống để công bố các quyết định của mình, đó là bản tuyên bố chung ghi lại các quyết định của toàn khối”.
 

Quốc Vương Brunei Hassanal Bolkiah tại lễ bàn giao chức Chủ tịch luân phiên ASEAN diễn ra tại Campuchia ngày 20/11/2012

 

Hồi tháng 7/2012, lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN hội nghị ngoại trưởng

của khối này kết thúc mà không đưa ra được một tuyên bố chung

Trong cuộc họp kết thúc các hội nghị ngày 13/7, đại diện của Philippines đã đổ lỗi cho Campuchia về việc không thông qua được tuyên bố chung. Các quan chức Philippines cho biết họ muốn đưa vào tuyên bố chung một đoạn nói về các diễn biến mới đây xung quanh bãi cạn Scarborough, nhưng Campuchia không đồng ý. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa thì cho rằng việc ASEAN không ra được một bản tuyên bố chung sẽ thiếu trách nhiệm.

Báo chí Philippines khi đó thậm chí còn lên tiếng yêu cầu ASEAN nên có hành động “trừng phạt” đối với quốc gia thành viên Campuchia vì đã tuyên bố ASEAN đồng ý không nên quốc tế hóa các tranh chấp lãnh hải liên quan đến Trung Quốc, Philippines và một số nước khác. "The Manila Times.net" cáo buộc Campuchia là “vô trách nhiệm”.

Cuối tháng 7/2012, Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (ICG) cho rằng Campuchia đã “thất bại trong việc chứng tỏ vai trò chủ tịch hoặc đã tách quyền lợi quốc gia của mình ra khỏi quyền lợi chung với các nước khác trong ASEAN”.
123
 

Thủ tướng Campuchia Hun Sen

 

Thủ tướng Campuchia Hun Sen

Hai tháng sau thất bị của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hồi tháng 7/2012, Trung Quốc đã có động thái lạ. Tại Triển lãm Trung Quốc-Á Âu lần thứ hai được tổ chức tại Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã hứa với người đồng cấp Campuchia Hun Sen (có chuyến thăm chớp nhoáng tới đây) sẽ tiếp tục chuyển cho Phnôm Pênh 523 triệu USD, bao gồm quà tặng và các khoản cho vay.

Theo giới phân tích, trong năm 2012, Trung Quốc đã “thông qua” vai trò Chủ tịch luân phiên của Campuchia để gây ảnh hưởng tới kết quả của các hội nghị ASEAN. “Con rồng” này sẽ tiếp tục sử dụng viện trợ để tăng cường quan hệ với Campuchia.

Theo số liệu được công bố, từ năm 2006 đến tháng 8/2012, các công ty Trung Quốc đã đổ hơn 8,2 tỷ USD tiền đầu tư vào Campuchia và trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở đất nước chùa Tháp. Từ năm 1992 đến nay, Bắc Kinh cấp viện trợ 2,1 tỉ USD cho Campuchia và các khoản vay để tài trợ các dự án phát triển nông nghiệp và xây dựng hơn 2.000 km cầu đường.

Có nguồn tin cho biết hiện Bắc Kinh đang ủng hộ 19 dự án phát triển ở Campuchia, trong đó có các dự án đường bộ và công trình điện trị giá 1,1 tỷ USD.

 

 

Hồng Lĩnh (Theo Đất Việt)
 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo