Cán bộ không nên rồng rắn đi lễ hội
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Lê Như Tiến nói rằng, các địa phương cần tổ chức lễ hội lành mạnh, tiết kiệm, tránh rình rang, lãng phí, tốn kém ngân sách; cán bộ, quan chức không nên rồng rắn xe công đi lễ hội.
Không nên tổ chức thay dân
Dịp đầu Xuân có rất nhiều lễ hội truyền thống, ông đánh giá thế nào về công tác tổ chức lễ hội những năm gần đây?
Lễ hội của nước ta cơ bản phát huy được phong tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Những lễ hội dân gian, do nhân dân tổ chức, phục vụ lợi ích văn hóa tinh thần của nhân dân đều được nhân dân tổ chức tốt, lành mạnh, có ý nghĩa thiết thực, cần giữ gìn, phát huy. Với những lễ hội dân gian ấy, tôi nghĩ cơ quan nhà nước cũng không nên đứng ra thay nhân dân để quản lý, tổ chức, vì nó làm lễ hội mang tính chất hành chính, tốn kém. Hãy để nhân dân tự tổ chức theo đúng truyền thống sẽ có ý nghĩa hơn.
Tuy nhiên, thời gian qua có một số lễ hội trở nên khá phản cảm, đó là việc thương mại hóa lễ hội diễn ra ở nhiều nơi: Các dịch vụ “chặt chém” khách, đổi tiền lẻ, đốt vàng mã quá nhiều, kèm theo mê tín dị đoan. Hay nạn rải tiền lẻ ở một số đền, chùa cũng không hay. “Tâm xuất Phật biết”, rải tiền như thế không đúng truyền thống tâm linh, gây phản cảm. Với truyền thống tâm linh, tâm phải trong sáng, không vụ lợi. Không phải cứ mâm cao cỗ đầy, nhiều vàng mã mới là có tâm. Xu hướng này cần điều chỉnh, quản lý, tuyên truyền tốt hơn. Vai trò ở đây thuộc các ban quản lý di tích, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương như Sở VH-TT&DL, thanh tra chuyên ngành. Trước hết là UBND các địa phương, ban quản lý di tích, lễ hội.
Đất nước ta có trên 7.000 lễ hội, trung bình mỗi ngày 20 lễ hội, nếu không quản lý tốt sẽ rất lãng phí tiền bạc của nhà nước, của nhân dân và xã hội. Nhưng lãng phí lớn hơn chính là không đem lại hiệu quả giáo dục truyền thống văn hóa của lễ hội một cách đúng đắn.
Nếu như các địa phương coi lễ hội là nơi để “chặt chém” du khách, để thu ngân sách của người đi lễ thì cũng không đúng. Việc biến lễ hội vốn là thuần phong mỹ tục của nhân dân thành cơ hội hưởng lợi, kiếm chác của một số người cần bị lên án, chấn chỉnh. Các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan chuyên ngành phải có trách nhiệm.
Lễ hội phải mang tính nhân văn
Gần đây dư luận cho rằng, ngoài thương mại hóa, còn có những lễ hội cổ vũ cho hành động mang tính bạo lực, phi nhân tính. Ông có ý kiến gì?
Gần đây thấy nổi lên một số lễ hội mà thiên về nghi lễ đâm, chém, giết động vật, vật nuôi, như lễ hội chém lợn (Bắc Ninh), lễ đâm trâu (vùng Tây Nguyên), hay lễ hội chọi trâu… Điều này tuy là truyền thống, nhưng nếu cổ súy sẽ làm cho nhân dân, du khách nước ngoài có cảm giác ghê sợ, không tốt.
Lễ hội chọi trâu vốn rất hay, rất ý nghĩa nhưng sau đó người ta giết cả trâu thắng, trâu thua thì không nên. Con thua, con thắng cũng cần được đối xử có tình hơn. Chúng ta cần có thái độ đúng đắn với động vật. Vì sao trâu làm trò vui chơi cho người, nhưng đấu xong, đều bị xả thịt; sao chúng ta không thay đổi việc đó bằng nâng niu, trân trọng trâu, chữa bệnh, phục sức cho nó để mùa sau thi đấu mà lại giết đi?
Thua xả thịt mà thắng cũng xả thịt và còn bán đắt hơn - như một món lộc, tức là có yếu tố thương mại hóa, chưa kể có thể còn có cá độ nữa. Phải thay đổi về giáo dục, nhận thức để người dân thấy những việc đó không nhân văn, để thay đổi. Chúng ta tôn trọng những giá trị truyền thống nhưng giá trị ấy có thể chỉ có ý nghĩa ở một giai đoạn lịch sử nào đó.
Khi chúng ta hội nhập với thế giới, nhiều du khách bạn bè quốc tế đến với ta thì phải có sự điều chỉnh. Đem con vật ra làm trò vui cho mình rồi giết nó thảm hại là không nên. Lễ hội phải phù hợp với thời đại, phải mang giá trị nhân bản, nhân văn, khơi dậy lòng tốt, tình yêu thương.
Lễ hội phải mang tính nhân văn
Gần đây dư luận cho rằng, ngoài thương mại hóa, còn có những lễ hội cổ vũ cho hành động mang tính bạo lực, phi nhân tính. Ông có ý kiến gì?
Gần đây thấy nổi lên một số lễ hội mà thiên về nghi lễ đâm, chém, giết động vật, vật nuôi, như lễ hội chém lợn (Bắc Ninh), lễ đâm trâu (vùng Tây Nguyên), hay lễ hội chọi trâu… Điều này tuy là truyền thống, nhưng nếu cổ súy sẽ làm cho nhân dân, du khách nước ngoài có cảm giác ghê sợ, không tốt.
Lễ hội chọi trâu vốn rất hay, rất ý nghĩa nhưng sau đó người ta giết cả trâu thắng, trâu thua thì không nên. Con thua, con thắng cũng cần được đối xử có tình hơn. Chúng ta cần có thái độ đúng đắn với động vật. Vì sao trâu làm trò vui chơi cho người, nhưng đấu xong, đều bị xả thịt; sao chúng ta không thay đổi việc đó bằng nâng niu, trân trọng trâu, chữa bệnh, phục sức cho nó để mùa sau thi đấu mà lại giết đi?
Thua xả thịt mà thắng cũng xả thịt và còn bán đắt hơn - như một món lộc, tức là có yếu tố thương mại hóa, chưa kể có thể còn có cá độ nữa. Phải thay đổi về giáo dục, nhận thức để người dân thấy những việc đó không nhân văn, để thay đổi. Chúng ta tôn trọng những giá trị truyền thống nhưng giá trị ấy có thể chỉ có ý nghĩa ở một giai đoạn lịch sử nào đó.
Khi chúng ta hội nhập với thế giới, nhiều du khách bạn bè quốc tế đến với ta thì phải có sự điều chỉnh. Đem con vật ra làm trò vui cho mình rồi giết nó thảm hại là không nên. Lễ hội phải phù hợp với thời đại, phải mang giá trị nhân bản, nhân văn, khơi dậy lòng tốt, tình yêu thương.
Không nên lấy danh nghĩa cơ quan đi lễ hội
Gần đây có tình trạng cán bộ, công chức đua nhau đi lễ hội. Có nơi dùng xe công, tiền công, thời gian công đi lễ, thưa ông?
Nhưng có những lễ hội bị biến dạng, cán bộ, quan chức rồng rắn xếp hàng, chen lấn, xô đẩy chỉ mong lấy được ấn để thăng quan, tiến chức.
Điều đó là không được phép. Vì vậy, Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa có chỉ thị nêu rõ, cán bộ, đảng viên phải gương mẫu chấp hành các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Phải phê bình và xử lý nghiêm đối với cán bộ, đảng viên vi phạm.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, không tham dự lễ hội với danh nghĩa tổ chức, cơ quan, đơn vị nếu không được cấp có thẩm quyền phân công. Tôi cho rằng, cán bộ không nên lấy danh nghĩa cơ quan để đi lễ hội, còn việc tham gia với tư cách công dân thì anh có quyền, có thể đi ngày lễ, ngày nghỉ tùy ý.
Thời gian qua, dư luận nêu có nơi lấy tư cách cơ quan, tổ chức, có đơn vị cán bộ rồng rắn đi lễ hội khắp nơi; khi đến địa phương còn được cung phụng, giới thiệu chức danh dài dằng dặc; khi về lại quà cáp biếu xén.
Hình ảnh ấy không đẹp mắt trong khi đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Cán bộ rồng rắn xe công đi lễ hội hết nơi này nơi kia thực sự không gây thiện cảm gì cho nhân dân.
Chỉ thị của Ban Bí thư rất cần thiết, đúng lúc. Vấn đề là làm sao chúng ta kiểm tra được sự chấp hành tuân thủ cho tốt, nhất là đối với cán bộ quản lý, cấp cao. Ở các nước, tôi cũng thấy bộ trưởng, quan chức đi dự lễ hội, nhưng đi với tư cách cá nhân, âm thầm đi, chứ không tiền hô hậu ủng, không rồng rắn lên mây.
Để ngăn chặn bệnh hoành tráng trong tổ chức lễ hội, để lễ hội thực sự văn minh, tiết kiệm và khơi dậy được lòng tự hào, lòng yêu quê hương đất nước, cần phải tổ chức ra sao, thưa ông?
Nên hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước trong việc tổ chức lễ hội. Các địa phương cần ngăn chặn, khắc phục tình trạng lợi dụng di tích, nơi thờ tự, lễ hội nhằm trục lợi, tuyên truyền mê tín, dị đoan, các trò chơi, nghi lễ không lành mạnh.
Gần đây có một số lễ hội tổ chức rất hoành tráng, tiêu tốn tiền bạc của nhân dân, công quỹ, nhưng hồn vía lễ hội chẳng thấy đâu. Nhiều lễ hội chưa khơi dậy được những giá trị tốt đẹp truyền thống. Cho nên điều quan trọng là người làm công tác quản lý, tổ chức phải biết gạn đục, khơi trong, phát huy những giá trị tốt đẹp, tự hào của dân tộc ta.
Không phải cứ tổ chức hoành tráng, tốn kém là tốt. Có người đi lễ hội nhưng không biết ý nghĩa, mục đích của lễ hội là gì. Nước ta có nhiều lễ hội rất hay, ý nghĩa rất rõ như Lễ hội Gióng, Lễ hội Yên Tử, Hội chùa Hương…, mỗi năm thu hút hàng vạn người dân tham gia. Như thế, chúng ta đã làm cho ý nghĩa lễ hội giảm đi rất nhiều.
Cảm ơn ông.
Tiền Phong
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Cột tin quảng cáo