Cảnh giác chiêu lừa đảo "nhận bưu phẩm" ở Gia Lai
Sáng ngày 7/4, Đại tá Lê Quang Hồi (trú 65A/Nguyễn An Ninh, TP.Pleiku, Gia Lai) nhận được một bưu phẩm nhỏ đề "Kem khôi phục làn da tự nhiên Papistop". Phía người gửi là Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (địa chỉ số 18D, Hàm Long, Hoàn Kiếm, Hà Nội) có số điện thoại 0868641851.
Điều đáng nói, trên bưu phẩm này chỉ hiển thị số điện thoại và số nhà mà không có tên người mua.
Ảnh Đình Văn.Đại tá Hồi băn khoăn: "Năm nay gần 57 tuổi, là đàn ông, không lẽ tôi đi mua kem dưỡng da. Hơn nữa, tôi không hề đặt mua loại kem nào hết".
Nghĩ vợ hoặc con gái đặt mua, rồi để số điện thoại của chồng và bố. Đại tá Lê Quang Hồi gọi điện thoại xác minh thì cũng không có ai mua.
Đây không phải là lần đầu tiên đại tá Hồi bị lừa bằng việc "nhận bưu phẩm". Cách đây khoảng 1 tháng, người của đơn vị chuyển phát nhanh cũng đưa đến một bưu phẩm là "thuốc chữa bệnh", giá hiển thị là 1.150.000 đồng.
"Chú có đau gì thì đi bệnh viện quân đội, lấy thuốc quân đội uống chứ đặt mua trên mạng làm gì. Bây giờ có cả bác sĩ mạng nữa à", đại tá Hồi hỏi. Người đưa bưu phẩm trả lời: "Em chỉ là người chuyển hàng, nếu không phải thì cầm về". Trước phản ứng của khách, người đưa hàng bỏ đi rất nhanh. Ông nói, nếu không may lúc đi vắng, người thân ở nhà cứ nghĩ người nhà đặt mua, rồi trả tiền thì rất dễ mất tiền oan.
"Qua nhiều vụ việc như thế này, tôi mong người dân ở Gia Lai và các tỉnh thành khác cần nâng cao cảnh giác để tránh bị lừa, bị mất tiền", ông khuyến cáo. Đại tá Lê Quang Hồi là Nhà báo, Trưởng Văn phòng Đại diện báo Quân đội nhân dân tại Gia Lai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến đáng quay trở lại của du khách
Không khí lạnh khiến miền Bắc rét sâu hơn, Trung Bộ và Nam Bộ lạnh diện rộng
Cuộc đua thu hút nhân tài của các trường đại học Việt Nam
Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp - Bài 1: Tín hiệu phấn khởi từ mô hình thí điểm