Cảnh giác với bánh mỳ nhiễm khuẩn Salmonella
Theo đó, nguyên nhân khiến gần 400 người dân ngộ độc phải nhập Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa cấp cứu và điều trị là do ăn phải bánh mì nhiễm khuẩn Salmonella mua từ tiệm bánh mì Quang Trung ở thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Sau khi có thông tin về nguyên nhân dẫn đến ngộ độc, rất nhiều người dân không chỉ ở Quảng Trị mà ở nhiều địa phương khác hết sức lo ngại, vì bánh mỳ là loại đồ ăn nhanh được bán rất phổ biến ở nhiều địa phương nhất là các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM …
Hơn nữa, đây lại là loại thực phẩm rất khó để kiểm soát từ khâu nhập nguyên liệu, chế biến cũng như các phụ phẩm đi kèm như: bánh mỳ kẹp thịt, xúc xích, ba tê, trứng … bởi thế nguy cơ ngộ độc do khuẩn Salmonella là rất lớn.
Chia sẻ về vấn đề này chị Nguyễn Mai Hoa (Mai Dịch, Cầu Giấy, HN) cho biết: “Trước kia, gia đình tôi thường xuyên mua bánh mỳ kẹp thịt nướng (Donnerkebap) ở khu vực trường Đại học thương mại về ăn, nhưng sau khi xảy ra vụ ngộ độc do ăn bánh mỳ ở Quảng Trị, được các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin, gia đình tôi không dám ăn các loại bánh mỳ bán ở vỉa hè nữa. Nếu có ăn thì phải mua bánh mỳ trong siêu thị, còn phụ phẩm như ba tê, trứng, xúc xích thì về nhà mình tự chế biến, như thế cho đảm bảo”.
Còn theo các chuyên gia về an toàn thực phẩm, hiện quản lý các tiệm sản xuất bánh mỳ đã khó, việc quản lý các hàng bán bánh mỳ rong lại càng khó hơn. Vì không thể đi từng ngóc ngách ở thành phố để kiểm tra được.
Vì thế, để đảm bảo an toàn cho người dân không bị nhiễm khuẩn Salmonella từ bánh mỳ thì ý thức và sự cảnh giác của người dân đối với bánh mỳ vỉa hè nói chung và các loại thực phẩm nói chung là vô cùng quan trọng.
Bởi, khuẩn Salmonella không chỉ có riêng trong bánh mỳ, màcòn có trong các loại đồ ăn khác như: thịt lợn, thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm nấu không đủ chín, các thực phẩm còn sống hoặc chỉ nấu sơ sài có chứa trứng và các sản phẩm trứng, sữa và các sản phẩm sữa không được khử trùng …thậm chí còn lây nhiễm từ người chế biến sang thức ăn nếu người chế biến không giữ vệ sinh hoặc đang mang mầm bệnh.
Ngoài ra, vi khuẩn Salmonella có thể nhiễm vào thức ăn được pha chế hoặc xử lý bằng các dụng cụ nấu bị ô nhiễm hoặc trên những tấm thớt hay trên mặt quầy bị ô nhiễm. Vi khuẩn Salmonella cũng lây lan qua việc tiếp xúc với thú vật bị nhiễm bệnh, đặc biệt là gia cầm, lợn, trâu bò, chuột, và thú nuôi như là loài bò sát, gà con, vịt con, rùa, chó và mèo…
Các triệu chứng thường thấy nhất khi nhiễm khuẩn Salmonella là đau bụng quặn, tiêu chảy, sốt, buồn nôn và đôi lúc nôn mửa. Có thể mất đến ba ngày mới thấy các triệu chứng, nhưng thông thường các triệu chứng bắt đầu từ 12 đến 72 giờ sau khi vi khuẩn bị nuốt vào. Các triệu chứng thường kéo dài một vài ngày. Một số người bị nhiễm khuẩn salmonella nặng phải nhập viện.
Thông thường, những người khỏe mạnh có thể khỏi bệnh mà không cần chữa trị. Còn đối với những người mà cơ thể họ không thể tự chống lại vi khuẩn, như những em bé, người già và người bị suy giảm miễn dịch thì thuốc kháng sinh được sử dụng để chữa trị nhiễm khuẩn salmonella. Nếu trường hợp bị tiêu chảy, nôn mửa, nhiều thì cần chuyền nước vào cơ thể.
Nếu người khỏe mạnh dùng kháng sinh để trị salmonella, thì vi khuẩn có thể tồn tại trong cơ thể lâu hơn là không dùng kháng sinh. Vì thế khi mắc bệnh này, các tốt nhất là nên đến khám bác sĩ hay trung tâm y tế để được tư vấn cách chữa trị phù hợp với cơ địa mỗi người.
Cách phòng tránh nhiễm khuẩn Salmonella
- Luôn rửa sạch tay với xà phòng và nước trước khi ăn hay nấu ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tay tã, và sau khi chạm vào các vật nuôi hay các động vật khác (đặc biệt là các loại bò sát).
- Nhớ là phải nấu chín các thực phẩm đến từ động vật, đặc biệt là gia cầm và trứng. Không ăn trứng sống hay trứng dập, không dùng sữa chưa được tiệt trùng, hay các sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng khác.
- Hãy giữ thực phẩm được ăn tươi, như rau quả, khỏi bị ô nhiễm do các thực phẩm chế biến từ động vật. Ví dụ, lau sạch tay, tất cả các dụng cụ và bề mặt bếp núc có tiếp xúc với gia cầm sống trước khi quý vị làm món salad.- Tránh để cho em bé hay trẻ em nhỏ tuổi tiếp xúc với các loài bò sát, như rùa hay cự đà. Nếu lỡ có tiếp xúc, nhớ rửa sạch tay chúng với xà phòng hay nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế 2024- Dự báo 2025: Xuất khẩu thuỷ sản về đích 10 tỷ USD
FPT Nhật Bản đạt danh hiệu nơi làm việc tốt nhất
Cần khuyến khích thoả đáng cho chuyên gia tư vấn phản biện, giám định xã hội
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Thi công thần tốc, gấp rút đưa các dự án FDI vào sản xuất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam