Cây thuốc, vị thuốc mang tên rồng
Ông tổ thuốc Nam là Tuệ Tĩnh từ đầu thế kỷ XVII đã có phương châm Nam dược trị Nam nhân nghĩa là thuốc Nam chữa bệnh người Nam có hiệu quả hơn cả. Để mọi người nhớ đến Nam dược, ngày đầu năm các thầy thuốc thường kể về các vị thuốc có tên theo biểu tượng năm đó
Rồng có nguồn gốc thực vật
Du long thái (rau dừa nước, thủy long): Phát triển ở vùng ngập nước, tỉnh nào ở Việt Nam cũng có. Bộ phận dùng: Toàn cây hái lúc ra hoa, làm thuốc lợi tiểu, tiêu viêm, giải độc.
Long châu quả (lạc tiên, hồng tiên): Dùng toàn thân (trừ rễ) để an thần gây ngủ.
Long đởm thảo: Dùng thân rễ và rễ phơi khô giúp an thần, kích thích tiêu hóa (làm thuốc bổ đắng), chữa thấp nhiệt, hoàng đản, đau mắt đỏ.
Long não: Lá và gỗ long não để cất long não bột và tinh dầu long não làm thuốc.
Long nhãn: Dùng phối hợp với các vị thuốc khác chữa các bệnh suy nhược thần kinh, hay quên, mất ngủ, tim đập hồi hộp, đại tiện ra máu.
Long quỳ (lu lu đực, cà đen, nụ áo, thù lu đực): Là cỏ dại mọc khắp nơi, kể cả núi cao. Lấy toàn cây chữa cảm sốt, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm họng, viêm thận cấp, viêm tiền liệt tuyến, viêm vú, chín mé, áp xe, lở loét ngoài da, bỏng, vẩy nến. Chú ý có độc nên dùng thận trọng.
Thanh long y: Là vỏ quả hồ đào (óc chó, hạnh đào) để chữa trẻ em chốc đầu.
Tử kim long (củ cốt khí): Chữa các chứng xương khớp đau nhức, phế nhiệt gây ho, mụn nhọt lở loét.
Vẩy rồng (kim tiền thảo, đồng tiền lông): Lấy phần trên mặt đất, chữa các loại sỏi đường tiết niệu, sỏi mật, đái rắt, đái buốt, viêm gan vàng da, viêm thận phù thũng.
Thuốc nguồn gốc động vật
Cao ban long: Được nấu từ gạc hươu, nai để bồi bổ cơ thể suy nhược. Chữa các bệnh chảy máu nội tạng như ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu dạ dày, băng huyết, kinh nguyệt nhiều... Ngày dùng 5 - 10g.
Địa long (giun đất, trùn hổ): Cả con giun đất đã chế biến rồi phơi hoặc sấy khô có nhiều công dụng quý, được phối hợp với các vị thuốc khác tạo thành nhiều loại thuốc hay.
Hải long (cá ngựa, hải mã, thủy mã): Cả con bỏ ruột, phơi khô có tác dụng ấm thận, tráng dương, kích thích sinh dục, giảm đau.
Long diên hương (long duyên, long phúc hương, long tiết): Là sản phẩm tiêu hóa trong ruột 1 loài cá voi Physeter macrocephalus L khi cá bài tiết ra nổi lên mặt biển, người ta thu về làm hương liệu và làm thuốc, tên khoa học là Ambra grisea. Công dụng: Sát trùng lợi khí, trị hen suyễn, trị ho, hoạt huyết, giảm đau, chữa đau bụng, đau tim.
Long y (xà thoái): Là vỏ xác lột của một số loài rắn lớn như rắn ráo, hổ mang, cạp nong, cạp nia... Có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giải độc.
Thuốc nguồn gốc khoáng vật
Long cốt (long sỉ, hoa long cốt, phấn long cốt, thổ long cốt): Là hóa thạch của xương một số động vật thời cổ đại như tê giác, voi ma mút, hươu, lợn rừng... Có tác dụng chữa mồ hôi trộm, thần trí không yên, mất ngủ.
Phục long can (đất lòng bếp): Là đất chỗ đặt bếp đun củi hoặc rơm rạ, lâu ngày làm cho đất bị nung khô cứng có màu vàng sẫm. Công dụng: Cầm nôn, chữa phụ nữ có thai nôn mửa, cầm máu, chữa băng huyết, thổ huyết, đái ra máu.
Theo DS Trần Xuân Thuyết (bee.net.vn)
Du long thái (rau dừa nước, thủy long): Phát triển ở vùng ngập nước, tỉnh nào ở Việt Nam cũng có. Bộ phận dùng: Toàn cây hái lúc ra hoa, làm thuốc lợi tiểu, tiêu viêm, giải độc.
Long châu quả (lạc tiên, hồng tiên): Dùng toàn thân (trừ rễ) để an thần gây ngủ.
Long đởm thảo: Dùng thân rễ và rễ phơi khô giúp an thần, kích thích tiêu hóa (làm thuốc bổ đắng), chữa thấp nhiệt, hoàng đản, đau mắt đỏ.
Long não: Lá và gỗ long não để cất long não bột và tinh dầu long não làm thuốc.
Long nhãn: Dùng phối hợp với các vị thuốc khác chữa các bệnh suy nhược thần kinh, hay quên, mất ngủ, tim đập hồi hộp, đại tiện ra máu.
Long quỳ (lu lu đực, cà đen, nụ áo, thù lu đực): Là cỏ dại mọc khắp nơi, kể cả núi cao. Lấy toàn cây chữa cảm sốt, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm họng, viêm thận cấp, viêm tiền liệt tuyến, viêm vú, chín mé, áp xe, lở loét ngoài da, bỏng, vẩy nến. Chú ý có độc nên dùng thận trọng.
Thanh long y: Là vỏ quả hồ đào (óc chó, hạnh đào) để chữa trẻ em chốc đầu.
Tử kim long (củ cốt khí): Chữa các chứng xương khớp đau nhức, phế nhiệt gây ho, mụn nhọt lở loét.
Vẩy rồng (kim tiền thảo, đồng tiền lông): Lấy phần trên mặt đất, chữa các loại sỏi đường tiết niệu, sỏi mật, đái rắt, đái buốt, viêm gan vàng da, viêm thận phù thũng.
Thuốc nguồn gốc động vật
Cao ban long: Được nấu từ gạc hươu, nai để bồi bổ cơ thể suy nhược. Chữa các bệnh chảy máu nội tạng như ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu dạ dày, băng huyết, kinh nguyệt nhiều... Ngày dùng 5 - 10g.
Địa long (giun đất, trùn hổ): Cả con giun đất đã chế biến rồi phơi hoặc sấy khô có nhiều công dụng quý, được phối hợp với các vị thuốc khác tạo thành nhiều loại thuốc hay.
Hải long (cá ngựa, hải mã, thủy mã): Cả con bỏ ruột, phơi khô có tác dụng ấm thận, tráng dương, kích thích sinh dục, giảm đau.
Long diên hương (long duyên, long phúc hương, long tiết): Là sản phẩm tiêu hóa trong ruột 1 loài cá voi Physeter macrocephalus L khi cá bài tiết ra nổi lên mặt biển, người ta thu về làm hương liệu và làm thuốc, tên khoa học là Ambra grisea. Công dụng: Sát trùng lợi khí, trị hen suyễn, trị ho, hoạt huyết, giảm đau, chữa đau bụng, đau tim.
Long y (xà thoái): Là vỏ xác lột của một số loài rắn lớn như rắn ráo, hổ mang, cạp nong, cạp nia... Có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giải độc.
Thuốc nguồn gốc khoáng vật
Long cốt (long sỉ, hoa long cốt, phấn long cốt, thổ long cốt): Là hóa thạch của xương một số động vật thời cổ đại như tê giác, voi ma mút, hươu, lợn rừng... Có tác dụng chữa mồ hôi trộm, thần trí không yên, mất ngủ.
Phục long can (đất lòng bếp): Là đất chỗ đặt bếp đun củi hoặc rơm rạ, lâu ngày làm cho đất bị nung khô cứng có màu vàng sẫm. Công dụng: Cầm nôn, chữa phụ nữ có thai nôn mửa, cầm máu, chữa băng huyết, thổ huyết, đái ra máu.
Theo DS Trần Xuân Thuyết (bee.net.vn)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Vinh danh các tài năng công nghệ trẻ
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên
Cuộc đua thu hút nhân tài của các trường đại học Việt Nam
Không khí lạnh khiến miền Bắc rét sâu hơn, Trung Bộ và Nam Bộ lạnh diện rộng
Cột tin quảng cáo