CDM cho kính và thủy tinh, hoàn toàn có thể
Sử dụng kính năng lượng mặt trời; sản xuất kính nhiều lớp cho nhà ở hay nhà cao tầng giúp tiết kiệm điện năng sử dụng trong nhà, không phát thải khí CO2 vào khí quyển và cải tiến công nghệ sản xuất nhằm giảm phát khí ra môi trường…những mục tiêu này có thể xem như cơ chế phát triển sạch? Và có tiềm năng trở thành dự án CDM không?
Những ý tưởng đó hoàn toàn phù hợp với thực tế đang làm. Tức là, phù hợp với mục tiêu của chương trình Thích ứng với Biến đổi khí hậu bên Bộ Tài nguyên và Môi trường; và một chương trình khác của Bộ Công thương là Giảm nhẹ tiêu thụ, tiết kiệm năng lượng.
Bộ Công thương chưa có nội dung cụ thể cho tất cả các chương trình, nhưng việc xác định giảm nhẹ thì chắc chắn có. Đó là, áp dụng các công nghệ giảm tiêu thụ năng lượng, hình thành khung để xây dựng các dự án giảm phát thải, trong đó có biện pháp đưa vào quy chuẩn của nhà nước.
Tuy nhiên điều này cần hỗ trợ từ phía Nhà nước bằng việc có những định hướng việc sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, sẽ dễ hơn khi để doanh nghiệp tự làm.
Doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn nào từ Chính phủ?
Hiện chưa có đầu tư nào của Nhà nước chỉ để xây dựng sản xuất theo hướng CDM. Chỉ có cơ chế hỗ trợ về mặt chủ trương, chính sách.
Các dự án CDM phải là dự án giảm phát thải khí nhà kính, diều cần thiết là doanh nghiệp phải tính toán để mình thu hồi từ việc giảm lượng khí thải thì mới có cơ sở để nâng thành dự án CDM.
Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tiếp cận với các nguồn vốn quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)…Một số nước như Đan Mạch, Hà Lan, Đức, Nhật Bản… đã thành lập Quỹ cacbon riêng để mua lại các chỉ tiêu giảm phát thải từ các nước.
Đây là nguồn vốn, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh hơn tiếp cận nguồn vốn của Nhà nước.
Doanh nghiệp sản xuất kính và thủy tinh,nhờ áp dụng công nghệ nào đó để giảm năng lượng tiêu thụ cũng như giảm phát thải khí nhà kính, liệu có được tính lượng phát thải để phát triển thành dự án CDM không?
Ý tưởng đó hoàn toàn tính toán được để xây dựng CDM và nhận chứng chỉ giảm lượng phát thải khí nhà kính (CERs)
Tuy nhiên, khó nhất chính là, có chỉ tiêu phát thải nền để cho các ngành có cơ sở so sánh làm sao cho chỉ tiêu đó đạt được và được công nhận.
Ví dụ trong ngành hàng hải, người ta tính toán mức độ phát thải khí cacbon dựa trên lượng nhiên liệu sơ cấp do các chủ tàu mua, ước tính mức tối đa là 400 triệu tấn CO2/năm.
Trong khi đó chưa có nghiên cứu, đánh giá cụ thể nào về mức độ phát thải của riêng ngành kính và thủy tinh. Thậm chí, trong ngành vật liệu xây dựng nói chung vẫn chưa có đánh giá nào riêng về mức tiêu thụ của ngành này.
Ngay chất thải trong công nghiệp thủy tinh cũng có thể là tiềm năng cho các dự án CDM. Nhưng cũng cần có khảo sát cụ thể để biết được rằng có thải không hay chỉ đơn thuần là nấu lại thủy tinh.
Vì nếu một dây chuyền xử lý đầy đủ sẽ là từ khâu lấy SO2 đưa vào xử lý bằng một loạt công nghệ để làm ra kính, đó là một dây chuyền công nghệ đầy đủ. Tuy nhiên, trong dây chuyền công nghệ đầy đủ đó có thể đưa ra những phụ gia này, phụ gia kia hay phụ phẩm. Thì phụ phẩm đó có thể có công nghệ để xử lý tránh phát thải khí nhà kính không tốt hay không, thì chưa có điều tra đánh giá đầy đủ.
Tuy nhiên tôi nhắc lại, các dự án tham gia cơ chế phát triển sạch hiện đang là ưu tiên của Chính phủ
Có thực tế, để thực hiện được dự án CDM, doanh nghiệp trước hết phải bỏ ra một lượng vốn nhất định. Với các doanh nghiệp sản xuất kính và thủy tinh, chi phí nào vào khoảng bao nhiêu?
Nếu dự kiến làm dự án như đã nêu về kính, tính ra lượng vốn vài chục triệu dollar, tương đương phải tính toán được lượng khí thải ra phải được nghìn tấn
Một trong những nguyên nhân của nhiều dự án không xin được CDM là vì nó quá bé, chứng chỉ CERs tính ra không đáng kể, không thu hút được vốn từ các tổ chức quốc tế. Tuy vậy, nếu đầu tư lớn thì doanh nghiệp ta không đủ vốn. Nên theo tôi, các doanh nghiệp nên liên kết lại.
Nếu không tính vốn làm dự án chính, chỉ tính riêng về làm CDM, có rất nhiều khoản, tùy theo mức độ dịch vụ cung cấp. Nhưng có thể tính, nếu doanh nghiệp khoán toàn bộ cho đơn vị tư vấn thì phí tại Việt Nam vào khoảng 40 – 50 ngàn USD
Cộng thêm một loạt các phí khác ví dụ như thẩm định quốc tế 51 – 200 ngàn USD, lệ phí cho ban điều hành cùng cung ước khung Liên hợp quốc là khoảng 2% doanh thu từ bán CERs.
Phí trong Việt Nam, nộp cho Quỹ Bảo vệ Môi trường, cho tiết kiệm năng lượng vào khoảng 1,5%
Vì thế, đối với những dự án tính toán là dưới ngưỡng 10 ngàn tấn CO2 thì theo tư vấn của chúng tôi tốt nhất không nên làm, vì nếu làm, tính hết các khoản chi phí, người bán chẳng có gì.
Có cách nào để doanh nghiệp không cần bỏ ra khoản phí nào mà vẫn thực hiện được dự án CDM không?
Có một phương án nữa, doanh nghiệp không cần bỏ ra bất cứ khoản phí nào như phí tư vấn, phí đăng ký…Tất cả được bên mua quota khí thải trả toàn bộ. Hoặc doanh nghiệp chỉ phải bỏ ra một số tiền nhỏ trong tổng phí phải chi để làm CDM.
Tuy nhiên, đổi lại, doanh nghiệp sẽ phải bán quota khí thải đó với giá nhất định. Nhiều doanh nghiệp của ta hiện nay làm CDM mà không mất một đồng nào, nhưng giá bán một tấn CO2 quy đổi sẽ thấp, không có cơ hội chào giá cao hơn gấp nhiều lần trên sàn buôn bán chứng chỉ phát thải.
Chắc chắn đã làm CDM là phải mất nhiều tiền, phải bỏ tiền đầu tư rồi sau đó mới được hoàn lại
Thiên Nga
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đề xuất giải pháp phát triển cảng biển khu thương mại tự do Đà Nẵng
Doanh nghiệp Pháp muốn đầu tư vào hạ tầng giao thông tại Long An
An Giang bàn giải pháp phát huy giá trị chiến lược của kênh Vĩnh Tế
Hướng nghiệp sớm, hình thành đội ngũ lao động trẻ có tay nghề cao
EVNCPC triển khai chương trình ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’
Giải pháp năng lượng xanh cho Đồng bằng sông Cửu Long