Tin tức - Sự kiện

Chỉ còn 10 trường trong cả nước đào tạo ngành Sư phạm

Bộ GD&ĐT đang xây dựng đề án quy hoạch lại các cơ sở giáo dục Đại học, trong đó có các trường Sư phạm và chỉ còn giữ lại 10 trường đào tạo ngành Sư phạm uy tín.

Hiện nay, việc đào tạo, sử dụng giáo viên thiếu thống nhất về tổ chức quản lí và kiểm soát. Bộ GD&ĐT chỉ quản lí, kiểm soát được chuyên môn, đội ngũ giảng viên và chỉ tiêu đào tạo của các trường trực thuộc Bộ GD&ĐT.

Trước tình trạng giáo viên vừa thừa vừa thiếu, Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ rà soát, sắp xếp và quy hoạch các cơ sở đào tạo giáo viên trên cơ sở các quy chuẩn về điều kiện đảm bảo chất lượng để hình thành 10 cơ sở đào tạo giáo viên trung tâm có uy tín, đủ năng lực đào tạo giáo viên. 

Các cơ sở đào tạo khác sẽ chuyển đổi hoạt động để trở thành phân hiệu hay vệ tinh của các trường trung tâm, tập trung vào nhiệm vụ đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho toàn hệ thống.

Toàn bộ chương trình đào tạo của các trường sư phạm sẽ được chuẩn hóa và sử dụng đồng bộ trong toàn hệ thống để đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên.

Trước tình trạng giáo viên vừa thừa vừa thiếu, Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ rà soát, sắp xếp và quy hoạch lại các cơ sở đào tạo giáo viên. Ảnh: (minh họa).

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương rà soát hiện trạng đội ngũ giáo viên theo từng môn học, bậc học gắn với quy hoạch, cơ cấu lại hệ thống các cơ sở giáo dục để sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có và thực hiện chính sách tinh giản biên chế, đồng thời sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên của các địa phương trong thời gian tới.

Đặc biệt, nhằm nâng cao chất lượng đầu vào sư phạm, Bộ GD&ĐT sẽ giao chỉ tiêu căn cứ vào nhu cầu của từng địa phương và năng lực của từng trường, quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của từng ngành, trình độ đào tạo giáo viên, trong đó ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sư phạm năm 2018 cao hơn so với năm 2017.

Để sớm khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và câng cao chất lượng đào tạo sư phạm, Bộ GD&ĐT cũng đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, trong đó phân cấp, giao Sở GDĐT/Phòng GD&ĐT các địa phương chủ trì công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông.

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương rà soát hiện trạng giáo viên theo từng môn học, bậc học gắn với quy hoạch. Ảnh: (minh họa).

Đồng thời, đơn vị này cũng đề nghị sớm phê duyệt phương án tiền lương trong Đề án cải cách chế độ, chính sách tiền lương, trong đó xây dựng hệ thống thang bảng lương nhà giáo theo các vị trí việc làm, trả lương trên cơ sở mức độ phức tạp và chất lượng, hiệu quả của công việc, đảm bảo lương nhà giáo được thực hiện đúng chủ trương của Đảng được nêu tại Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Trước những dư luận trái chiều, lo ngại về tính khả thi của đề án này, trước đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh, bước đầu cải cách, chắc chắn sẽ sóng sánh một chút nhưng sau đó, mọi vấn đề sẽ đi vào ổn định, tốt đẹp với sự quyết tâm của toàn ngành...

 

“Chúng ta đang trong giai đoạn quá độ mà đã là quá độ phải chấp nhận những khó khăn, sóng sánh, nhưng nếu không thay đổi thì không thể gọi là đổi mới. Vì vậy, giữa Bộ và các cơ sở giáo dục đại học cần có sự hiệp đồng trách nhiệm", Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ.

Nên đọc

Trước tình trạng giáo viên vừa thừa vừa thiếu, Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ rà soát, sắp xếp và quy hoạch các cơ sở đào tạo giáo viên trên cơ sở các quy chuẩn về điều kiện đảm bảo chất lượng để hình thành 10 cơ sở đào tạo giáo viên trung tâm có uy tín, đủ năng lực đào tạo giáo viên.

Các cơ sở đào tạo khác sẽ chuyển đổi hoạt động để trở thành phân hiệu hay vệ tinh của các trường trung tâm, tập trung vào nhiệm vụ đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho toàn hệ thống.

Toàn bộ chương trình đào tạo của các trường sư phạm sẽ được chuẩn hóa và sử dụng đồng bộ trong toàn hệ thống để đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên.

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương rà soát hiện trạng đội ngũ giáo viên theo từng môn học, bậc học gắn với quy hoạch, cơ cấu lại hệ thống các cơ sở giáo dục để sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có và thực hiện chính sách tinh giản biên chế, đồng thời sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên của các địa phương trong thời gian tới.

 

Đặc biệt, nhằm nâng cao chất lượng đầu vào sư phạm, Bộ GD&ĐT sẽ giao chỉ tiêu căn cứ vào nhu cầu của từng địa phương và năng lực của từng trường, quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của từng ngành, trình độ đào tạo giáo viên, trong đó ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sư phạm năm 2018 cao hơn so với năm 2017.

Để sớm khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và câng cao chất lượng đào tạo sư phạm, Bộ GD&ĐT cũng đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, trong đó phân cấp, giao Sở GDĐT/Phòng GD&ĐT các địa phương chủ trì công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông.

Đồng thời, đơn vị này cũng đề nghị sớm phê duyệt phương án tiền lương trong Đề án cải cách chế độ, chính sách tiền lương, trong đó xây dựng hệ thống thang bảng lương nhà giáo theo các vị trí việc làm, trả lương trên cơ sở mức độ phức tạp và chất lượng, hiệu quả của công việc, đảm bảo lương nhà giáo được thực hiện đúng chủ trương của Đảng được nêu tại Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Trước những dư luận trái chiều, lo ngại về tính khả thi của đề án này, trước đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh, bước đầu cải cách, chắc chắn sẽ sóng sánh một chút nhưng sau đó, mọi vấn đề sẽ đi vào ổn định, tốt đẹp với sự quyết tâm của toàn ngành...

“Chúng ta đang trong giai đoạn quá độ mà đã là quá độ phải chấp nhận những khó khăn, sóng sánh, nhưng nếu không thay đổi thì không thể gọi là đổi mới. Vì vậy, giữa Bộ và các cơ sở giáo dục đại học cần có sự hiệp đồng trách nhiệm", Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chia sẻ.

 

Theo Dân trí
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo