Chính phủ số

Chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội qua thanh toán điện tử từ năm 2023

DNVN - Cục Bảo trợ xã hội đã đặt mục tiêu từ năm 2023 việc trả lương hưu, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, người có công, bảo hiểm thất nghiệp, sẽ thực hiện thanh toán điện tử, và đến 2025 nhóm cuối cùng là đối tượng bảo trợ xã hội cũng sẽ không dùng tiền mặt để chi trả.

Bộ LĐ-TB&XH nói gì về gói an sinh xã hội lên tới 61.500 tỷ đồng do ảnh hưởng dịch COVID-19? / Covid-19: 20 triệu người được hỗ trợ từ gói an sinh xã hội trị giá 62.000 tỷ đồng

Sáng 29/7 đã diễn ra Hội thảo với chủ đề “Định hướng đổi mới chính sách trợ giúp xã hội và ứng dụng công nghệ thông tin” do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức.

Ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế, đô thị hóa, công nghiệp hóa và ở trong giai đoạn già hóa dân số nhanh làm gia tăng cả quy mô, số lượng người cần sự trợ giúp của xã hội. Ước tính giai đoạn hiện nay có khoảng 25-30% dân số có nhu cầu cần sự hỗ trợ của nhà nước và toàn xã hội trong đó có một bộ phận không nhỏ cần hỗ trợ cả về vật chất lẫn các dịch vụ xã hội như người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo…

Ông Dũng cho biết thêm, với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau chúng ta đã nghiên cứu, ban hàng hệ thống pháp luật quy định chế độ chính sách an sinh xã hội, trợ giúp xã hội. Vì vậy, việc xây dựng thể chế chính sách, tăng cường cải cách hành chính, nâng cao năng lực thực hiện chính sách và thúc đẩy các biện pháp công nghệ thông tin, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, chi trả hỗ trợ qua các hình thức điện tử….cần được đặc biệt chú ý và quan tâm.

Ứng dụng thanh toán điện tử vào chi trả an sinh xã hội: giải pháp đảm bảo đủ, đúng đối tượng và tiết kiệm ngân sách cho nhà nước

Ứng dụng thanh toán điện tử vào chi trả an sinh xã hội: giải pháp đảm bảo đủ, đúng đối tượng và tiết kiệm ngân sách cho nhà nước

“Việc ứng dụng thanh toán điện tử vào chi trả an sinh xã hội rút ngắn được thời gian, đảm bảo chi trả đủ, đúng đối tượng và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước”, ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chia sẻ.

Được biết thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thực hiện thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chính sách an sinh xã hội, chi trả trợ cấp xã hội thông qua hệ thống thanh toán điện tử tại một số địa bàn ở Cao Bằng, Quảng Ninh và sắp tới là Vĩnh Phúc.

Theo đó, người dân chỉ cần mang căn cước công dân, chứng minh nhân dân, điện thoại ra điểm giao dịch gần nhất để được giao dịch viên hướng dẫn mở tài khoản thanh toán điện tử. Hàng tháng, tiền trợ cấp được chuyển thẳng vào tài khoản cá nhân, ngay lập tức người dân được nhận thông báo qua số điện thoại đăng ký...

Việc ứng dụng thanh toán điện tử này còn có thể theo dõi số tiền còn dư ở tài khoản, hay thực hiện chi trả một số dịch vụ khác như tiền điện, tiền điện thoại, Internet, chuyển tiền cho người thân.

Đại biện Cục Bảo trợ xã hội cho biết “Qua quá trình thực hiện thí điểm, kết quả thu được rất tích cực, tạo thuận lợi, giảm thời gian đi lại nhận trợ cấp cho người dân, cán bộ chi trả dễ kiểm soát dòng tiền, thời gian Kho bạc duyệt chi cũng giảm”.

Theo TS. Nguyễn Ngọc Toản, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Ngân hàng sẽ thực hiện khâu thanh toán cho đối tượng hưởng trợ cấp theo danh sách với các mức, vừa quản lý chi trả vừa hỗ trợ cho các cơ quan quản lý theo dõi, giám sát thực hiện chính sách.

Tuy nhiên, tại hội thảo, một số ý kiến cũng cho rằng việc thực hiện hình thức thanh toán điện tử này đang gặp một số bất cập và khó khăn tại vùng sâu, vùng xa do năng lực tiếp cận với các hình thức thanh toán điện tử tại những khu vực này gặp khó khi mất quá nhiều thời gian.

Cụ thể, một số đối tượng tại các khu vực vùng sâu vùng xa muốn nhận tiền hỗ trợ thông qua tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử, nhưng họ lại chưa từng tìm hiểu và cũng chưa bao giờ mở những tài khoản này.

Tại hội thảo, nhằm thực hiện được phương án chi trả trợ cấp xã hội rộng rãi bằng thanh toán điện tử, Cục Bảo trợ xã hội đã đặt mục tiêu từ năm 2023 việc trả lương hưu, hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, người có công, bảo hiểm thất nghiệp, sẽ thực hiện thanh toán điện tử, và đến 2025 nhóm cuối cùng là đối tượng bảo trợ xã hội cũng sẽ không dùng tiền mặt để chi trả.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng để đạt mục tiêu này quan trong nhất vẫn là thay đổi nhận thức của người dân và xây dựng được cơ sở dữ liệu đồng bộ và các văn bản hướng dẫn liên ngành.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm