Mới có Hậu Giang báo cáo theo quy định về đề nghị hỗ trợ người lao động do COVID-19
Dự thảo Nghị định quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: Nặng về kiểm kê, kiểm soát / Phê duyệt dự án đầu tư hơn 1.780 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp sạch ở Hưng Yên
Bộ Tài chính đã nhận được văn bản đề nghị của 8 địa phương về việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động do tác động từ COVID-19, tuy nhiên, mới có tỉnh Hậu Giang báo cáo theo quy định nên đã được bổ sung có mục tiêu kinh phí từ ngân sách Trung ương.
Ngày 1/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), nhu cầu thực hiện chính sách ước tính khoảng 26.252 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Nhà nước (NSNN) khoảng 2.150 tỷ đồng, bao gồm cả ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP); nguồn tái cấp vốn qua Ngân hàng CSXH khoảng 7.456 tỷ đồng; Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khoảng 16.646 tỷ đồng.
Với nguyên tắc hỗ trợ từ NSTW cho NSĐP tại Nghị quyết số 68/NQ-CP, dự kiến NSTW chi khoảng 1.520 tỷ đồng từ nguồn dự phòng NSTW năm 2021 đã được Quốc hội quyết định.
Báo cáo của Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, đến hết ngày 27/9/2021, 62 địa phương đã thực rút tiền từ KBNN tổng kinh phí NSNN là 4.360 tỷ đồng để hỗ trợ cho 4.768.967 đối tượng. Đến nay, Bộ Tài chính đã nhận được văn bản đề nghị của 8 địa phương (Bến Tre, Bạc Liêu, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bắc Giang, Hậu Giang, Hải Dương).
Tuy nhiên, mới có tỉnh Hậu Giang báo cáo theo quy định nên Bộ Tài chính đã bổ sung có mục tiêu kinh phí từ NSTW cho ngân sách tỉnh Hậu Giang số tiền 3.676 triệu đồng; các địa phương khác mới chỉ báo cáo nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, chưa phải là kinh phí thực hiện có xác nhận của Kho bạc Nhà nước.
Vì vậy, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị các địa phương khẩn trương báo cáo số thực chi thực hiện các chính sách, số đối tượng được hưởng chính sách, thời gian thực hiện chính sách theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (có xác nhận của KBNN) để làm cơ sở Bộ Tài chính xác định số kinh phí NSTW bổ sung cho NSĐP theo quy định.
Chi trả hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19. (Ảnh minh họa)
Đề cập về tiến độ xuất cấp hàng dự trữ quốc gia đã thực hiện hỗ trợ cho các tỉnh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua, Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Tổng cục DTNN), Bộ Tài chính cho biết Tổng cục đã hoàn thành xuất 100 tấn gạo cho tỉnh Quảng Nam để thực hiện hỗ trợ khẩn cấp cho nhân dân các bản biên giới của tỉnh Sê Koong, Lào bị ảnh hưởng dịch bệnh.
Hoàn thành xuất 4.118 tấn gạo cho 3 tỉnh (Bình Phước, Bạc Liêu, Sóc Trăng) theo Quyết định số 1409/QĐ-TTg ngày 16/8/2021.
Hoàn thành xuất 54.762 tấn/130.175 tấn cho 24 tỉnh, thành phố theo Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 20/8/2021.
Đối với số gạo còn lại (75.413,486 tấn), Tổng cục DTNN thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ mua theo trường hợp đặc biệt Điều 26 Luật Đấu thầu. Ngày 24/9/2021, Tổng cục DTNN có văn bản 1574/TCDT-QLHDT chỉ đạo các Cục Dự trữ nhà nước khu vực (DTNNKV) TP Hồ Chí Minh, Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ phối hợp với các doanh nghiệp giao gạo hỗ trợ các địa phương và cùng ngày các tỉnh có quyết định tiếp nhận phân bổ 75.413,486 tấn gạo. Đến ngày 29/9/2021, các Cục DTNNKV đang phối hợp với doanh nghiệp để triển khai xuất cấp gạo được 10.396,365 tấn/75.413,486 tấn gạo.
Hoàn thành xuất 1.847 tấn gạo cho 2 tỉnh (Quảng Nam, Quảng Ngãi) theo Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 10/9/2021.
Hoàn thành xuất 209 tấn gạo cho tỉnh Gia Lai theo Quyết định số 1499/QĐ-TTg ngày 14/9/2021.
Về vật tư, thiết bị, Tổng cục DTNN cũng hoàn thành xuất 410 bộ nhà bạt cứu sinh (150 bộ loại 16,5 m2, 170 bộ loại 24,5 m2 và 90 bộ loại 24,75 m2) và 14 bộ máy phát điện (11 bộ loại 30 KVA và 03 bộ loại 136-150 KVA) cho UBND TP. Hồ Chí Minh để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19; giá trị khoảng 9,2 tỷ đồng.
Xuất 100 bộ nhà bạt (30 bộ loại 24,5 m2; 70 bộ loại 16,5 m2) và 10 bộ máy phát điện loại 30 KVA cho Bộ Quốc phòng (Quân khu 7) để trang cấp ngay cho các lực lượng phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Nam Bộ; giá trị khoảng 3,9 tỷ đồng.
Hoàn thành xuất 100 bộ nhà bạt các loại (40 bộ loại 16,5 m2; 60 bộ loại 24,75 m2) và 8 bộ máy phát điện (7 bộ loại 30KVA và 1 bộ loại 136-150KVA) cho các tỉnh: Cần Thơ, Bình Phước, Sóc Trăng để thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19; giá trị khoảng 3,7 tỷ đồng.
Cũng nằm trong tiến độ xuất cấp hàng dự trữ quốc gia đã thực hiện hỗ trợ cho các tỉnh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã xuất cấp 30 tấn Chloramin B và 15 triệu viên sát khuẩn nước Aquatabs, tổng trị giá khoảng 16,83 tỷ đồng cho các đơn vị, địa phương và đã xuất viện trợ cho Lào 10 tấn Chloramin B để hỗ trợ bạn phòng chống dịch COVID-19, trị giá khoảng 2,1 tỷ đồng.
Bộ Quốc phòng xuất cấp hàng dự trữ quốc gia trị giá khoảng 26,83 tỷ đồng phục vụ cho công tác phòng chống dịch COVID-19.
Bộ Công an đang trình Thủ tướng Chính phủ xuất cấp (không thu tiền) cho Bộ Công an, tổng giá trị khoảng 72,897 tỷ đồng để trang bị cho lực lượng Công an của 30 tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19 và giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo