Chính sách

Năm 2021: Doanh nghiệp du lịch tiếp tục "ngóng" gói hỗ trợ để giữ chân người lao động

DNVN - Trong năm 2020, du lịch là ngành bị ảnh hưởng bởi nặng nề bởi ảnh hưởng kép của đại dịch Covid-19. Nhiều doanh nghiệp du lịch TP.HCM cho biết, doanh số trong năm giảm đến 2/3 thậm chí hơn, đa số nhân viên vẫn chưa thể đi làm lại như bình thường và kỳ vọng trong năm mới 2021 sẽ được hỗ trợ về thuế, phí để duy trì hoạt động.

Bệnh viện đầu tiên của Việt Nam áp dụng “Điệu nhảy dành cho mẹ bầu - Labor Dance” / Vietravel Airlines chính thức bay thương mại, tung ra 50.000 vé 0 đồng

3 kịch bản thu hút du lịch nội địa

Tại chương trình Tổng kết ngành du lịch năm 2020 và triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 do UBND TP.HCM, Sở Du lịch TP.HCM, Hiệp hội Du lịch TP.HCM phối hợp tổ chức ngày 27/1/2021, Sở Du lịch TP.HCM cho biết, năm 2020, do ảnh hưởng “kép” của dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đã gặp nhiều khó khăn. Số lượng khách du lịch quốc tế cũng như doanh thu du lịch sụt giảm nghiêm trọng.

Cụ thể, lượng khách quốc tế đến TP.HCM chỉ đạt 1,3 triệu lượt, giảm gần 85% so với cùng kỳ năm trước đó. Khách nội địa đạt hơn 15,8 triệu lượt, giảm hơn 51%. Tổng thu du lịch năm 2020 ước đạt 84.000 tỉ đồng, đạt 57% so với kế hoạch năm và giảm khoảng 56.000 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2019.

Dù đang thực hiện nhiều chương trình tiếp thị, làm mới sản phẩm và kích thích sức mua nhưng vì Covid-19 vẫn diễn biến thất thường nên cơ quan quản lý du lịch vẫn đánh giá năm mới 2021 sẽ tiếp tục khó khăn. Trong đó, dự báo lạc quan nhất là nếu tình hình suôn sẻ từ đầu năm thì tổng thu du lịch có thể xấp xỉ năm cũ.

Cụ thể, Sở Du lịch TP.HCM đặt ra ba kịch bản trong năm mới. Kịch bản đầu tiên là dịch Covid-19 trên thế giới được kiểm soát hoàn toàn, Việt Nam mở lại tất cả các đường bay quốc tế ngay từ đầu năm thì TP.HCM sẽ đón khoảng 8,6 triệu lượt khách quốc tế và 32,7 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu du lịch ước đạt 140.000 tỉ đồng.

Kịch bản hai, trong trường hợp Việt Nam chỉ có thể mở lại một số đường bay quốc tế đến một số điểm đến an toàn vào đầu năm, lượng khách quốc tế sẽ đạt 6 triệu lượt, khách nội địa 22,9 triệu lượt. Tổng thu du lịch khoảng 97.700 tỉ đồng.

Kịch bản ba, tình hình xấu nhất nếu dịch Covid - 19 trong nước còn có nhiều rủi ro tiềm ẩn, ngành du lịch tiếp tục duy trì hoạt động ở mức thấp nhất. Lượng khách nội địa đến thành phố ước đạt 10 triệu lượt, phấn đấu đạt 10,5 triệu lượt.

Ngoài ra, Sở Du lịch đang xây dựng, trình UBND TP.HCM kế hoạch xây dựng bản đồ du lịch tương tác thông minh 3D/360 TP.HCM, ứng dụng công nghệ 4.0 vào quảng bá phát triển du lịch.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, Sở đang xây dựng, trình UBND TP.HCM kế hoạch xây dựng bản đồ du lịch tương tác thông minh 3D/360 TP.HCM, ứng dụng công nghệ 4.0 vào quảng bá phát triển du lịch.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, trong năm 2021, ngành du lịch thành phố tập trung triển khai thực hiện các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển mà UBND, HĐND thành phố và người dân đặt ra cho ngành. Theo đó, đối với các sản phẩm du lịch, TPHCM tiếp tục đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm du lịch đặc trưng, nghiên cứu, phát triển các loại hình sản phẩm du lịch gắn với lịch sử, văn hóa, kiến trúc trên địa bàn như: du lịch mua sắm, du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị), ẩm thực, du lịch đường sông…

Đối với việc kích cầu du lịch, Sở Du lịch TP.HCM tập trung phát triển chương trình kích cầu du lịch nội địa với chiến dịch “TP.HCM xin chào”, liên kết hợp tác phát triển du lịch liên vùng với các tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc và miền Trung.

Không chỉ vậy, trong năm 2021, Sở Du lịch TP.HCM tiếp tục thúc các doanh nghiệp cùng đẩy nhanh quá trình số hoá, tăng tương tác với du khách bằng công nghệ nhằm chuẩn bị sẵn sàng khi có điều kiện mở cửa thị trường khách quốc tế. Ngoài ra, Sở Du lịch đang xây dựng, trình UBND TP.HCM kế hoạch xây dựng bản đồ du lịch tương tác thông minh 3D/360 TP.HCM, ứng dụng công nghệ 4.0 vào quảng bá phát triển du lịch.

“Hiện Sở Du lịch vẫn đang tiếp tục phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao cùng đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ đề án quảng bá bu lịch tại các khu vực tập trung đông du khách và các trục đường chính, cửa ngõ ra vào thành phố bằng màn hình LED để thu hút nhiều du khách đến với thành phố trong năm 2021”, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu cho biết thêm.

Doanh nghiệp du lịch tiếp tục "ngóng" hỗ trợ thuế, phí

Tại chương trình Tổng kết ngành du lịch năm 2020 và triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, đại diện các doanh nghiệp cho biết, dù tình hình dịch trong nước đã tạm yên nhưng sức mua vẫn rất thấp. Trong đó, doanh thu của nhiều công ty lữ hành giảm đến 70-80%; khối khách sạn tại TP.HCM lại càng khó khăn hơn vì phần lớn doanh thu đến từ thị trường quốc tế, vốn đã tạm đóng lại từ tháng 3/2020.

Theo bà Vũ Thị Thanh Hiền, Phó giám đốc khách sạn 5 sao Grand Hotel Sài Gòn cho biết, do lượng khách suy giảm mạnh nên số nhân viên của khách sạn cũng phải giảm khoảng 20%. Thu nhập bình quân của người lao động chỉ bằng 55% so với năm 2019.

Ngoài ra, hiện nay công suất phòng của khách sạn vẫn đang rất thấp, do đó để duy trì các hoạt động, khách sạn phát triển dịch vụ ăn uống (F&B), kết nối với khách nội địa trong bối cảnh bị mất hết nguồn khách quốc tế. Không chỉ thế, khách sạn cũng áp dụng công nghệ 4.0 vào quản lý nhằm giảm chi phí, tiết kiệm nhân sự, cải thiện chất lượng chăm sóc khách hàng.

"Hiện ước tính trên 90% nhân sự khách sạn từ 3 đến 5 sao tại TP.HCM đang nghỉ việc không lương, do đó, bài toán khó lúc này đối với các doanh nghiệp là làm sao giữ chân được nhân viên, nhất là những lao động có kỹ năng, tâm huyết với nghề", bà Hiền cho biết.

Du lịch TP.HCM chịu nhiều tác động nặng nề của dịch COVID-19, xác định sẽ tập trung vào thị trường nội địa trong năm 2021.

Du lịch TP.HCM chịu nhiều tác động nặng nề của dịch Covid-19, xác định sẽ tập trung vào thị trường nội địa trong năm 2021.

Ở một số khách sạn khác, tỷ lệ nhân viên mất việc còn cao hơn, lên đến hơn 50%, thậm chí chủ đầu tư buộc phải đóng cửa khách sạn vì không chịu nổi thua lỗ. Số liệu mới từ Công ty Savills Việt Nam cho thấy, trong nửa đầu năm 2020, có đến 3.600 phòng khách sạn từ 3-5 sao tại TP.HCM đã phải đóng cửa vì dịch. Đến nửa cuối năm, tuy tình hình dịch được kiểm soát tốt hơn nhưng cũng mới chỉ có 30% trong số này mở cửa trở lại.

Nhiều doanh nghiệp cho biết, với diễn biến dịch bệnh hiện nay, còn một tỉ lệ lớn hướng dẫn viên du lịch chưa thể quay trở lại làm việc, chủ yếu là hướng dẫn của tour thị trường quốc tế.

Trong thời gian đó, hầu hết nhân viên đã chọn phương án chuyển đổi ngành nghề, làm đủ việc để kiếm sống như bán hàng online, shipper đến kinh doanh cà phê, ẩm thực...

Điều mà các doanh nghiệp du lịch, lữ hành đang lo lắng là sau khi dịch bệnh được kiểm soát, du lịch quốc tế mở cửa trở lại thì sẽ không có sẵn nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ông Trần Đoàn Thế Duy, Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel, cho biết doanh thu của công ty giảm đến 75% trong năm 2020. Để có thể vượt qua đại dịch, ngoài nỗ lực tự thân, doanh nghiệp rất các chính sách hỗ trợ tài chính.

Trong đó, cần gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đến hết năm 2021 và giãn các khoản thuế, phí khác như thu nhập cá nhân, công đoàn. Doanh nghiệp cần được vay ưu đãi để phục hồi hoạt động và trả lương cho người lao động.

Phạm Đức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm