Triển vọng chứng khoán châu Á bị che phủ khi chứng khoán Trung Quốc sụt giảm
Hàng loạt cổ phiếu vào diện cảnh báo do làm ăn thua lỗ, truy thu thuế / Thị trường chứng khoán 12/4: VNIndex vượt mốc 1.500 điểm, HOSE lập kỷ lục thanh khoản vượt 20.000 tỷ
Theo thông tin từ Bloomberg, sức hấp dẫn của chứng khoán châu Á đang mờ dần sau khi chỉ số chứng khoán khu vực vượt trội hơn so với các chỉ số khác trên toàn cầu vào năm ngoái.
Năm 2021 bắt đầu với việc các nhà đầu tư kỳ vọng chứng khoán khu vực châu Á sẽ tiếp tục dẫn đầu đà phục hồi thị trường chứng toàn cầu khi các đợt triển khai vắc xin tăng tốc, niềm tin đó giờ đây dường như đang dần sụt giảm do cổ phiếu Trung Quốc bán tháo và lo ngại về sức mạnh của đồng USD. Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương chỉ tăng 3,1% tính đến thời điểm hiện tại so với mức tăng gần 10% của chỉ số chứng khoán Mỹ và Châu Âu.
Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương chỉ tăng 3,1% tính đến thời điểm hiện tại so với mức tăng gần 10% của chỉ số chứng khoán Mỹ và Châu Âu.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ gia tăng gần đây đã gây áp lực lên các tài sản rủi ro và khiến các nhà quản lý tiền tệ phải xem xét lại về mức độ rủi ro theo địa lý và chu kỳ trong danh mục đầu tư của họ.
Lợi suất cao hơn cũng làm đồng USD mạnh hơn, đây chính là mối lo ngại truyền thống của những nhà đầu tư mới nổi tại châu Á. Điều này gây tác động tới tâm lý tại thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc.
Nick Watson, nhà quản lý danh mục đầu tư của Janus Henderson Investors cho biết: “Thật khó có thể thấy chất xúc tác nào có thể giúp châu Á giành lại vị trí dẫn đầu thị trường chứng khoán khi không có chính sách hỗ trợ nhiều hơn từ Trung Quốc. Ở mức độ khu vực, lợi nhuận năm 2021 từ chứng khoán Trung Quốc có ảnh hưởng nặng nề đến các chỉ số lớn hơn”.
Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đã giảm hơn 13% so với mức cao nhất trong 13 năm đạt được vào tháng 2/2021 trong bối cảnh lo ngại về định giá và khả năng thắt chặt thanh khoản trong nước.
Patrik Schowitz, chiến lược gia toàn cầu tại JPMorgan Asset Management cho biết phần lớn sự phục hồi tăng trưởng ở châu Á đã được xác định. Điều này đã hạ đánh giá châu Á xuống mức bình thường “chủ yếu do quan điểm ít lạc quan hơn về chứng khoán Trung Quốc”.
Sự bùng phát trở lại của các ca nhiễm Covid-19 và tình trạng thiếu vắc xin ở một số quốc gia. Trong khi các nhà đầu tư ca ngợi khu vực châu Á vì sự tiến bộ trong việc ngăn chặn đại dịch vào năm ngoái, thì sự gia tăng gần đây về tình trạng lây nhiễm ở Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan và Philippines đã ảnh hưởng đến xu hướng thị trường chứng khoán của khu vực này. Trong khi đó, các quốc gia như Mỹ và Anh đang đi trước trong chiến dịch tiêm chủng. Một số nhà đầu tư nhận thấy cổ phiếu ở Mỹ và châu Âu vẫn được hưởng lợi lớn hơn từ chính sách kích thích của chính phủ trong thời gian tới.
“Câu chuyện Covied của Châu Á kém tích cực hơn so với Mỹ và Anh. Không giống như các thị trường tăng trưởng khác như Mỹ, các nhà đầu tư Trung Quốc không tìm được nhiều hỗ trợ từ ngân hàng trung ương khi các nhà chức trác cố gắng tránh tạo ra bong bóng thị trường chứng khoán”, chiến lược gia Watson cho biết. Tuy nhiên, một số khác vẫn lạc quan hơn về chứng khoán châu Á do định giá hấp dẫn, triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ và kỳ vọng rằng các nhà sản xuất trong khu vực sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi tiềm năng trong chi tiêu tiêu dùng của Mỹ. Sean Taylor, Giám đốc đầu tư APAC tại DWS Group cho biết: “Chúng tôi vẫn cân nhắc về chứng khoán châu Á bởi mức tăng trưởng EPS dự kiến 30% vào năm 2021, định giá hợp lý, sức mạnh kinh tế Trung Quốc và tập trung nhiều hơn vào ESG”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo