Chính phủ số

CEO Huawei: Chuyển đổi số ngành điện, "miền đất hứa” của công nghệ mới

DNVN - Chuyển đổi số được xem là xu thế tất yếu ngày nay, là cơ hội cho các nước và các ngành công nghiệp tạo ra sức bật trong cuộc cách mạng 4.0. Tuy nhiên, chuyển đổi số cũng là mối nguy với những quốc gia, những doanh nghiệp chậm chân, để rồi trở nên tụt hậu và nguy cơ bị bỏ lại phía sau.

Các bộ, ngành và địa phương phải ban hành chương trình chuyển đổi số trong năm 2020 / Chuyển đổi số là nền tảng giúp doanh nghiệp giải quyết thủ tục nhanh gọn

Diễn đàn Cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020 (Vietnam Energy Summit 2020)

Diễn đàn Cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020 (Vietnam Energy Summit 2020) diễn ra tại Hà Nội vào sáng 22/7/2020.

Ngày 22/7/2020, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương và Chính phủ cùng chủ trì và chỉ đạo tổ chức Diễn đàn Cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020 (Vietnam Energy Summit 2020).

Nhân dịp này, ông Sun Bohan, CEO, Công ty Công nghệ Huawei Việt Nam đã chia sẻ với độc giả Doanh nghiệp Việt Nam bài viết về chuyển đổi số cho ngành điện.

Đối phó với thách thức và nắm bắt cơ hội

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Thủ tướng xác định chuyển đổi số là quá trình tất yếu của Việt Nam để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Trong đó, mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng được xem là ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả.

Trước đó, ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN đã ban hành Nghị quyết số 55 về Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với những quan điểm mới, mạnh mẽ và đột phá về phát triển năng lượng quốc gia, dành ưu tiên cao hơn cho việc sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới và sạch. Bản nghị quyết mang tính chiến lược này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, coi đây là một cơ hội lớn để Việt Nam thúc đẩy phát triển năng lượng xanh, sạch và bền vững, cũng như tạo động lực mạnh mẽ để thực hiện chuyển đổi số cho ngành năng lượng, trong đó có ngành điện.

Nhìn rộng ra thế giới, các công ty điện lực trên toàn thế giới cũng đang tìm cách cải thiện chất lượng và hiệu quả bằng cách triển khai các trung tâm dữ liệu và tái cấu trúc các nền tảng quản lý. Các công ty điện lực muốn cung cấp năng lượng xanh, hiệu quả và đáng tin cậy hơn, đồng thời vẫn đảm bảo an ninh lưới điện và cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng thông qua Internet năng lượng để thúc đẩy phát triển xã hội.

Tuy nhiên, các mô hình hoạt động và công nghệ thông thường không hỗ trợ sự chuyển đổi này. Do đó, ngành điện lực toàn cầu cần xem xét làm thế nào để thích ứng với các xu hướng mới; làm thế nào mạng lưới có thể phát hiện các vấn đề bảo mật trong thời gian thực và phản hồi nhanh chóng; Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng năng lượng sạch tốt hơn và giảm lượng khí thải carbon? Làm thế nào các mạng năng lượng có thể phù hợp với hệ thống điểm sạc đang mở rộng nhanh chóng và đạt được sự quản lý hiệu quả?

Dù đã nhận thức được những điều cần làm để khai thác tiềm năng to lớn của ngành điện, nhưng ngành này đang phải đối mặt với một số thách thức.

Thử thách lớn nhất là biến đổi khí hậu. Mọi người đang tìm cách sử dụng năng lượng sạch tốt hơn để giúp giảm khí thải carbon và giảm sự nóng lên toàn cầu. Mặc dù các công ty đang bắt đầu sử dụng năng lượng mới cho những thứ, như xe điện, nhưng ngành điện cần có khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ để đạt quy mô chúng ta cần và theo kịp tốc độ phát triển của xe điện.

Chúng ta hiện đang ở trong cơn xoáy của đại dịch Covid-19 và điều này tạo ra những thách thức riêng về đảm bảo dịch vụ liên tục, về bảo mật của lưới điện.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, các công nghệ kỹ thuật số vốn rất cần thiết cho an ninh năng lượng, có thể cải thiện khả năng phục hồi, an ninh, độ tin cậy và sự ổn định của các hệ thống năng lượng.

Tôi tin rằng chuyển đổi số có thể giúp ngành điện đối phó tốt hơn với các thách thức, để nắm bắt cơ hội to lớn trong tương lai.

Sun Bohan, CEO, Công ty Công nghệ Huawei Việt Nam.

Ông Sun Bohan, CEO, Công ty Công nghệ Huawei Việt Nam.

Các giải pháp của Huawei giúp chuyển đổi số cho ngành điện

Huawei đã làm việc với hơn 190 công ty điện lực trên toàn thế giới, trong đó có 10 công ty hàng đầu trong ngành, để thực hiện chuyển đổi số. Các giải pháp của Huawei được sử dụng rộng rãi bởi các công ty điện lực như Công ty Điện lực Saudi, Cơ quan Điện và Nước Dubai, Tổng công ty Truyền tải điện Thổ Nhĩ Kỳ, Cơ quan Điện lực tỉnh của Thái Lan, Tập đoàn Điện lực Trung Quốc (SGCC) và Công ty Điện lực Phương Nam (China Southern Power Grid - CSG).

Tại Hội nghị thượng đỉnh năng lượng toàn cầu Huawei lần thứ 7 tổ chức ngày 8/7 vừa qua, Huawei và các nhà lãnh đạo ngành đã minh chứng tầm quan trọng của các công nghệ 5G, dữ liệu lớn và điện toán đám mây cho quá trình chuyển đổi số.

Huawei tích hợp liên tục các công nghệ 5G, IoT, quang điện, IP, đám mây, dữ liệu lớn vào các hệ thống điện. Cùng với các đối tác, Huawei đã đưa ra các giải pháp dịch vụ thông minh, như kiểm tra và phân phối lưới điện, bao gồm phát điện, truyền tải, chuyển đổi, phân phối và tiêu thụ điện. Các công nghệ này hỗ trợ cảm biến toàn diện, liên kết nối và trí thông minh dịch vụ của các thiết bị đầu cuối điện lực khác nhau.

Huawei Cloud và nền tảng dữ liệu cung cấp khả năng lưu trữ và tính toán dữ liệu khối lượng lớn. Chúng cùng tích hợp tài sản dữ liệu từ nhiều hệ thống của một công ty điện lực vào trong một nền tảng. Thông qua xử lý và chia sẻ dữ liệu tốc độ cao, nền tảng này giúp hoàn thành các nhiệm vụ đầy thách thức khác nhau.

Huawei sẽ triển khai tập trung và quản lý từ xa hàng triệu xe điện (EV) và trạm sạc qua đám mây, cải thiện hiệu quả sạc và quản lý tuổi thọ pin thông qua phân tích dữ liệu, và tăng hiệu quả quản lý bằng mạng tốc độ cao 5G.

Tôi cho rằng, bằng cách sử dụng các giải pháp ICT như 5G, IoT, Cloud, các công ty năng lượng có thể cải thiện đáng kể hiệu quả và tận dụng dữ liệu lớn để lên kế hoạch, triển khai và quản lý tài nguyên tốt hơn. Nhưng điều quan trọng nhất là các nền tảng và công nghệ kỹ thuật số cho phép ngành công nghiệp năng lượng mở ra các mô hình kinh doanh mới với dữ liệu được chuẩn hóa và tích hợp với hệ sinh thái bên trong và bên ngoài đối tác. Các hệ thống này sẽ không chỉ cung cấp năng lượng cho lưới điện thông minh trong tương lai, mà chúng còn mở ra cơ hội cho ngành công nghiệp năng lượng tạo ra sự thay đổi cơ bản trong cách kinh doanh.

Sun Bohan, CEO, Công ty Công nghệ Huawei Việt Nam
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm