TP Hồ Chí Minh triển khai thí điểm ứng dụng "Y tế HCM" để người dân tham gia sản xuất, kinh doanh
Công an Hà Nội hướng dẫn người dân sử dụng app ''Báo cháy 114'' / Xây dựng chính phủ điện tử gắn kết với bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân
Ngày 14/9, Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh cho biết đã có văn bản gửi Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp; Ban Quản lý khu Công nghệ cao, UBND quận 7, huyện Củ Chi, Cần Giờ về triển khai thí điểm nền tảng ứng dụng thống nhất hỗ trợ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn.
Theo đó, Sở TT&TT đã phối hợp với Sở Y tế để phát triển nền tảng khai báo y tế điện tử của thành phố với tên gọi “Y tế HCM” thành nền tảng ứng dụng thống nhất để phục vụ người dân tham gia sản xuất, kinh doanh, lưu thông trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19.
Thông qua ứng dụng này, thành phố đề nghị Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp; Ban Quản lý khu Công nghệ cao, UBND quận 7, huyện Củ Chi, Cần Giờ thực hiện triển khai thí điểm
TP Hồ Chí Minh thí điểm cấp mã QR cho người dân 3 quận, huyện để làm việc an toàn.
Mỗi người dân được cấp một mã QR trên ứng dụng điện thoại thông minh “Y tế HCM”. Trong trường hợp người dân không dùng điện thoại thông minh sẽ được cấp mã số qua tin nhắn điện thoại hoặc được cơ quan nhà nước, đơn vị sử dụng lao động in mã QR ra thẻ.
Các thông tin chính gắn với mã QR cá nhân gồm: khai báo y tế, lịch sử tiêm vaccine phòng COVID-19, kết quả xét nghiệm và thông tin theo dõi sức khỏe tại nhà (dành cho F0 cách ly tại nhà).
Người dân khai báo y tế điện tử trên ứng dụng điện thoại di động hoặc truy cập địa chỉ https://khaibaoyte.tphcm.gov.vn trước khi ra đường. Đồng thời, mã QR hoặc mã số sẽ được dùng để xuất trình tại trụ sở sản xuất kinh doanh; trạm kiểm soát; các nơi kiểm soát ra vào theo quy định như cửa hàng tiện lợi, cơ sở bán thực phẩm, siêu thị… với F0 cách ly tại nhà cũng sẽ khai báo sức khỏe trên ứng dụng này.
Sở TT&TT thành phố yêu cầu, mỗi đơn vị sản xuất, kinh doanh sẽ lập và duyệt danh sách người lao động được tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh theo số lượng và điều kiện của UBND TP Thủ Đức, quận, huyện. Doanh nghiệp phải kiểm tra người ra vào tại khu vực cần kiểm soát; kiểm tra, giám sát yếu tố dịch tễ khi phát hiện các cảnh báo từ hệ thống.
Sở TT&TT đề nghị các đơn vị xây dựng kế hoạch thí điểm ứng dụng nền tảng trong phạm vi quản lý của đơn vị, lập danh sách đối tượng dự kiến tham gia thí điểm và gửi về Sở trong ngày hôm nay (14/9).
Cho phép shipper chạy liên quận từ ngày 16/9 Trước đó, tại buổi đối thoại với người dân, trong Chương trình Livestream “Dân hỏi - Thành phố trả lời” tối ngày 13/9, ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, thành phố đã có bước chuẩn bị với những bước đi chắc chắn trong việc nới lỏng giãn cách xã hội.Bắt đầu từ ngày 16/9, thành phố sẽ cho shipper chạy liên quận, với điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Trong thời gian đó, các shipper sẽ tiếp tục được hỗ trợ xét nghiệm miễn phí. Ngày 30/8 vừa qua, ông Lê Hoà Bình đã ký ban hành văn bản cho phép lực lượng shipper theo danh sách của Sở Công Thương thành phố được lưu thông ra đường theo phạm vi một quận, huyện, TP Thủ Đức trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Cụ thể, đối với đội ngũ shipper hoạt động ở 8 quận “vùng đỏ”: đã được tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vaccine phòng, chống COVID-19 và thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với COVID19. Việc xét nghiệm được thực hiện theo hình thức xét nghiệm nhanh mỗi ngày một lần theo mẫu gộp 3 người. Đối với đội ngũ shipper hoạt động ở 14 quận, huyện còn lại: đã được tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vaccine và thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với COVID-19 với 2 ngày/lần theo mẫu gộp 3 người. Lực lượng công an sẽ kiểm tra hoạt động của shipper nói trên theo hình thức tra cứu trực tuyến. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo