Công nghệ 24h

Công nghệ mạng thông minh giúp thợ mỏ có thể gọi video ở độ sâu 300m dưới lòng đất

DNVN - Một thợ mỏ đã thực hiện cuộc gọi video WeChat đầu tiên ở độ sâu 300m dưới lòng đất, cập nhật tình hình hầm mỏ theo thời gian thực cho trụ sở chính cách đó 3.500km ở Bắc Kinh.

Tập đoàn Đầu tư Quốc tế Asia-Potash là một trong những nhà cung cấp phân bón kali lớn nhất châu Á, với sản lượng 1 triệu tấn vào năm 2022. Mỏ khai thác kali tại Lào là mô hình mỏ thông minh đầu tiên do Asia-Potash xây dựng tại Đông Nam Á, cũng là mỏ đầu tiên triển khai Giải pháp Khai khoáng Thông minh của Huawei trong khu vực.

Asia-Potash đã không ngừng mở rộng năng lực sản xuất, với số lượng nhân công khai thác mỏ ở Lào tăng từ vài trăm lên hơn 3.000 người trong những năm qua, với nhu cầu vận hành thông minh và tự động hóa ngày càng cao. Do đó, tập đoàn Asia-Potash đặt mục tiêu phải loại bỏ các lỗ hổng trong việc liên lạc giữa trên và dưới mặt đất để có thể giám sát an toàn sản xuất ngầm theo thời gian thực. Công nhân trong phòng vận hành trên mặt đất cần được điều khiển các phương tiện khai thác từ xa, nhằm giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động trong môi trường dưới lòng đất khắc nghiệt với nhiệt độ và độ ẩm rất cao.

Việc kết nối thông tin được liền mạch hơn nhờ công nghệ mạng không dây thông minh.

Các phương pháp thông minh để đánh giá chất lượng sản xuất quặng theo thời gian thực cũng cần được củng cố, từ đó nâng cao hiệu quả vận hành. Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là hệ thống vận chuyển các phương tiện khai thác ngầm cần được lên lịch linh hoạt. Sẽ có có thể đạt được những điều này nếu thiếu sự kết nối mạnh mẽ được hỗ trợ bởi mạng công nghiệp phủ sóng toàn bộ khu vực khai thác. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với nền sản xuất thông minh trong tương lai.

Sau hơn 2 tháng xây dựng, Giải pháp Khai khoáng Thông minh của Huawei đã được triển khai tại các khu vực khai thác mỏ, đạt phạm vi phủ sóng toàn bộ mạng riêng không dây trên và dưới mặt đất, đồng thời đáp ứng các yêu cầu liên lạc theo thời gian thực giữa các thợ mỏ và yêu cầu kiểm tra sự cố thông minh.

Một mặt, giải pháp áp dụng cho các trường hợp không thể kết nối mạng có dây. Mặt khác, các mạng riêng có dây cũng được xây dựng, đáp ứng các yêu cầu liên lạc trên mặt đất cũng như yêu cầu giám sát, vận hành và bảo mật ngay cửa hầm mỏ sản xuất và các cơ sở sản xuất quan trọng khác. Do đó, giải pháp có thể đáp ứng được các tình huống sử dụng mạng có dây yêu cầu băng thông cao, độ trễ thấp và kết nối lớn.

Đại diện Asia-Potash cho hay, nền tảng cộng tác đám mây, các ứng dụng khai thác thông minh và các dịch vụ dưới lòng đất dựa trên phạm vi phủ sóng toàn mạng và công nghệ 5G đều yêu cầu băng thông cực lớn hoặc độ trễ cực thấp. Chẳng hạn như việc điều khiển từ xa và lái xe tự động hiện không thể triển khai trên mạng riêng dưới hầm, nhưng sẽ được triển khai trong tương lai để tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng hệ sinh thái kiến trúc Internet công nghiệp và phát triển các mỏ thông minh lấy con người làm trọng tâm.

Ông Zhang Lu, chuyên gia kỹ thuật của Huawei, cho biết, trước đây các mỏ chủ yếu sử dụng điện thoại cố định để liên lạc dưới và trên mặt đất. Giờ đây, mạng công nghiệp dạng vòng ring không dây hỗ trợ các cuộc gọi di động mọi lúc mọi nơi. Trong các tình huống làm việc di động, mọi bộ phận được kết nối theo thời gian thực trên toàn bộ khu vực khai thác, giúp cải thiện sự an toàn và hiệu quả đáng kể. Giải pháp Khai khoáng Thông minh của Huawei xem xét đầy đủ các yêu cầu về cải tiến mạng và tính khả thi trong các khu vực mỏ này. Một mạng lưới có thể cung cấp đa dịch vụ, hỗ trợ đáp ứng nhanh cũng như nâng cấp linh hoạt lên 5G trong tương lai.

Chỉ riêng năm qua, Đội ngũ Khai khoáng mới thành lập của Huawei đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực khai khoáng thông minh. Hệ điều hành MineHarmony do Huawei và China Energy cùng phát triển, đã được triển khai trên hơn 3.300 bộ thiết bị tại 13 mỏ than và một trạm rửa than của Tập đoàn Than Shendong. Đặc biệt, MineHarmony còn được triển khai trên toàn bộ mỏ Wulanmulun (còn gọi là mỏ Ulan Moran) ở khu vực Nội Mông, đạt được nhiều tiến bộ đáng kể về chuyển đổi kết nối, giao diện tương tác và truy cập dữ liệu.

Với công nghệ ICT tiên tiến kết hợp chặt chẽ với thực tế tại hiện trường, Đội ngũ Khai khoáng của Huawei đã kiến tạo nên nền tảng Internet công nghiệp khai khoáng tuân thủ các tiêu chuẩn và khuôn khổ ngành, đồng thời tạo ra một bộ thông số kỹ thuật dữ liệu hợp nhất riêng biệt. Bằng cách xây dựng IoT thế hệ tiếp theo lấy nền tảng đám mây làm cốt lõi, dữ liệu làm yếu tố chính và bảo mật làm biện pháp bảo vệ, Huawei đã tập trung vào phát triển mô hình ứng dụng mới tích hợp ICT thế hệ tiếp theo vào lĩnh vực khai khoáng để tạo ra các phương thức làm việc mới cho các công ty mỏ, chuỗi cung ứng và toàn ngành công nghiệp.

Trong quá trình này, Huawei sẽ hợp tác chặt chẽ với ngành để tạo ra giá trị mới, giúp các công việc trong ngành trở nên an toàn và hiệu quả hơn, đồng thời cần ít nhân sự hơn cho các nhiệm vụ nguy hiểm.

Khánh Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo