Công nghệ 24h

iPhone xách tay có thể biến mất tại Việt Nam?

DNVN - Tại thị trường Việt Nam, hầu hết iPhone xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo, đồng nghĩa việc buôn bán mặt hàng này vi phạm Nghị định 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/10.

Online Friday 2019: Scan mã QR nhận iPhone 11 Pro Max và 100 quà tặng công nghệ từ NAPAS / Apple đang có 30 đối tác cung cấp linh kiện quan trọng đặt nhà máy tại Việt Nam

Nguy cơ xóa sổ sản phẩm công nghệ “hot” nhất

Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị phạt 500.000 đến 50 triệu đồng, tuỳ thuộc giá trị hàng hoá nhập lậu. Với tổ chức vi phạm, mức tiền phạt có thể lên đến tối đa 100 triệu đồng.

Trong đó, các hàng hóa không có giấy phép nhập khẩu, không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hoá khi làm thủ tục hải quan thuộc diện vi phạm nghị định trên. Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hoá đơn, chứng từ kèm theo... cũng được xếp vào diện hàng lậu.

“iPhone xách tay” là tên gọi chung ở thị trường Việt Nam, ám chỉ tất cả iPhone nhập không nhập theo đường chính ngạch. Lâu nay, loại hàng này tồn tại song song với iPhone nhập chính ngạch, thường được gọi là “iPhone chính hãng”. Một cựu quản lý cấp vùng của Apple tại Việt Nam từng cho biết thị trường iPhone xách tay quá mạnh là một phần lý do khiến chưa có Apple Store chính hãng tại đây. Còn nhớ mỗi đợt Apple mở bán iPhone, người Việt xếp hàng dài dằng dặc tại Apple Store Orchard Singapore.

“iPhone xách tay” là tên gọi chung ở thị trường Việt Nam, ám chỉ tất cả iPhone nhập không nhập theo đường chính ngạch

iPhone xách tay là tên gọi chung ở thị trường Việt Nam, ám chỉ tất cả iPhone nhập không nhập theo đường chính ngạch. (Ảnh minh họa: Internet)

Chủ một cửa hàng buôn bán điện thoại cho hay, muốn có đầy đủ hóa đơn nhập khẩu theo quy định của pháp luật thì iPhone xách tay buộc phải đóng đầy đủ thuế. Như vậy, có nguy cơ sản phẩm này sẽ bị xóa sổ bởi dân buôn mất lãi, không thể cạnh tranh về giá với hàng phân phối chính ngạch.

Để đối phó với tình hình thực tế, một số chuỗi cửa hàng iPhone bắt đầu bán thêm iPhone VN/A bên cạnh hàng xách tay. Sức mua sản phẩm được nhập chính ngạch từ các nhà phân phối như Petrosetco dù ít hơn hàng xách tay nhưng đã tăng mạnh hơn. Lợi nhuận của iPhone mã VN/A tương đương với hàng xách tay nhưng ít rủi ro hơn.

Cuối tháng 5, Petrosetco đã hoàn thành hợp đồng với Apple để trở thành nhà phân phối sản phẩm táo khuyết. Hiện nay, có 4 nhà phân phối lớn gồm Synnex FPT, Viettel, Digiworld và Petrosetco đang nhập khẩu sản phẩm Apple.

Rõ ràng là những chiếc iPhone xách tay khó có thể cạnh tranh với hàng chính hãng về mặt hậu mãi cũng như bảo hành. Chưa kể những máy bán ra tại Việt Nam luôn đi kèm gói bảo hành riêng và được hỗ trợ nhiệt tình từ các đại lý, giúp cho người mua nếu chẳng may gặp sự cố sẽ cảm thấy yên tâm hơn.

 

Chia sẻ với truyền thông, nhiều đại diện của các đơn vị bán lẻ cho biết động thái của Chính phủ có thể ảnh hưởng mạnh tới thị trường xách tay. Tuy nhiên, nếu muốn “dẹp” hoàn toàn thị trường này cần nhiều nỗ lực hơn của Apple.

Apple chưa coi trọng thị trường Việt Nam?

Một nhà bán lẻ từng nhận xét “Apple chỉ coi Việt Nam là thị trường hạng 3” khi giải thích lý do dòng iPhone 11 chính hãng về chậm, tới 1/11 mới có hàng. Chính sách giá chưa cạnh tranh, chưa hỗ trợ nhiều về các chương trình thúc đẩy bán hàng là lý do nhà bán lẻ này cho rằng Apple chưa coi trọng thị trường Việt Nam.

Điểm cộng đầu tiên của iPhone xách tay so với hàng chính hãng bán tại Việt Nam đó là mức giá luôn thấp hơn. Không phải vì iPhone xách tay là hàng "rởm", kém chất lượng mà bởi mặt hàng này không phải chịu quá nhiều chi phí thuế như iPhone chính hãng sau khi được bày bán tại Việt Nam. Những người chọn mua iPhone xách tay cũng được sở hữu máy sớm, khoảng hơn 1 tháng trước khi mở bán tại Việt Nam, do Việt Nam không phải là thị trường ưu tiên của Apple

Đại diện một chuỗi cửa hàng kinh doanh điện thoại lớn cho hay, trước đây, nhiều thương hiệu điện thoại khác cũng có hàng xách tay, nhưng giờ gần như không còn. Cách làm của họ thực ra chỉ là hỗ trợ nhà bán lẻ tốt hơn như bán sớm, giá ngang với các nước, hậu mãi, khuyến mãi tốt và đưa ra nhiều chương trình cho đại lý, đối tác.

 

Theo các nhà bán lẻ, tuy chưa thể hiện rõ sự quyết tâm tại thị trường Việt Nam nhưng nỗ lực vài năm nay của Apple đã giúp iPhone chính hãng phổ biến hơn. Mức chênh lệch giá giữa hàng chính hãng và xách tay trước đây thường trên 20%, giờ còn khoảng 10%, cộng với quyền lợi về bảo hành, nguồn hàng rõ ràng chất lượng khiến nhiều người chọn mua iPhone chính hãng hơn.

Khảo sát qua một số trang web bán điện thoại hiện nay, các mẫu iPhone xách tay giờ đây thường được ghi thành “iPhone chính hãng” kèm theo mã thị trường như ZA, LL, ZP… tương ứng với các thị trường như Singapore, Mỹ, Hồng Kông. Mức chênh lệch giá với iPhone chính hãng vẫn khá lớn, từ 4-8 triệu đồng tùy phiên bản.

Tuệ Nhi
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo