Khởi nghiệp ICT

"Nếu như coi chính sách là một nguồn lực thì phải chủ động giành lấy nó"

DNVN - Ông Trần Trí Dũng – Thuộc chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ (Swiss EP) cho rằng trong một bối cảnh có quá nhiều bất trắc và thay đổi như hiện nay thì không có một mô thức nào để có thể thành công tuyệt đối. Từ đó, ông đưa ra lời khuyên, nếu doanh nghiệp coi chính sách là một nguồn lực thì phải chủ động giành lấy nó.

Techfest 2019 thu hút đông đảo nhà đầu tư, quỹ đầu tư nước ngoài / Techfest VietNam 2020: Doanh nghiệp khởi nghiệp “thích ứng - chuyển đổi - bứt phá”

Sáng ngày 27/11/2020, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi tọa đàm “Định hướng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo sau đại dịch Covid-19”, trong khuôn khổ ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia - Techfest 2020.

Một trong những nội dung quan trọng của phiên làm việc này là xác định các xu hướng và bối cảnh mới, thảo luận các cách thức ứng xử phù hợp của các cấu phần hệ sinh thái, đặc biệt là cấu phần chính sách và thực thi chính sách giúp doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể thích ứng, chuyển đổi và bứt phá sau dịch Covid-19.

Trong bài tham luận của mình với chủ đề “Tác động của Covid-19 đến hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”, ông Trần Trí Dũng – Thuộc chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ (Swiss EP) cho rằng: “Đại dịch Covid-19 chính là cơ hội để các doanh nghiệp sàng lọc và gắn kết đội ngũ. Với những người khởi nghiệp thì tiếp tục khởi nghiệp và các nhà sáng lập thì lại tiếp tục thích ứng phát triển, sáng tạo sản phẩm và đổi mới mô hình kinh doanh”.

Các diễn giả tham gia thảo luận tại buổi tọa đàm “Định hướng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo sau đại dịch Covid-19”.

Các diễn giả tham gia thảo luận tại buổi tọa đàm “Định hướng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo sau đại dịch Covid-19”.

Bên cạnh đó ông cũng cho biết, khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra làm cho mọi thứ thay đổi nhanh chóng, các doanh nghiệp phải sống trong một bối cảnh có quá nhiều bất trắc. Vì vậy, không có mô thức nào để có thể thành công tuyệt đối. Hiện tại, mọi người đang hy vọng rạo ra nhiều sự hợp tác với nhau hơn để có thể thúc đẩy được cung cầu.

Khi đề cập đến các chính sách và các gói hỗ trợ của Chính phủ, ông Dũng cũng cho rằng các chính sách của nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động thì rất nhiều, nhưng thực tế việc triển khai chưa được như mong đợi. Ông cho rằng, với một số ngành và lĩnh vực mới việc chính sách có độ trễ là điều đương nhiên vì Chính phủ sẽ phải mất khá nhiều thời gian để nghiên cứu một chính sách phù hợp. Vì vậy “nếu doanh nghiệp coi chính sách là một nguồn lực thì phải chủ động giành lấy nó”.

TS. Chử Đức Hoàng – Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) trong bài phát biểu của mình cũng cho biết, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam hiện tại bao gồm 5 hợp phần bao gồm: chính sách, giải pháp, ý tưởng đột phá, vốn và cuối cùng là thị trường và khách hàng. Để có thể thành công và đi được đường dài. Rất nhiều các doanh nghiệp khởi nghiệp có ý tưởng sáng tạo đã lựa chọn giải pháp kêu gọi tài trợ của nhà nước cho việc nghiên cứu cơ bản, phát triển và tìm hiểu thị trường. Bên cạnh đó họ cũng kêu gọi tài trợ từ nhà nước và nhiều nguồn khác phục vụ cho việc cải tiến, đổi mới công nghệ và thương mại hóa sản phẩm. Đây là cách làm ngày càng phổ biến hiện nay.

Cũng tại buổi tọa đàm, các nhà hoạch định chính sách, đại diện các Bộ ngành, các nhà nghiên cứu, tổ chức quốc tế,c ác doanh nghiệp khởi nghiệp… đã cùng nhau thảo luận về các cơ hội, thách thức đối với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong và sau dịch Covid-19; cùng nhau đánh giá thực trạng về tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế, khu vực doanh nghiệp khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo