Khởi nghiệp ICT

TP.HCM phát triển 1.000 dự án khởi nghiệp đến năm 2021

DNVN - Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) TP.HCM giai đoạn 2021 - 2025, với mục tiêu nâng cao năng lực ĐMST cho 3.000 doanh nghiệp và phát triển 1.000 dự án khởi nghiệp đến năm 2025.

TS. Lê Quang Nam làm Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia tư vấn chuyển đổi số và Hội đồng Tư vấn kiến trúc TP Đà Nẵng / Thành lập Hội Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong những năm qua, kinh tế thành phố liên tục tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học - công nghệ cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, các nguồn lực xã hội được phát huy; quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng; vị trí, vai trò của thành phố đối với vùng và cả nước ngày càng được khẳng định, đóng góp tích cực vào quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

TP.HCM đóng góp khoảng 1/3 ngân sách cả nước, tăng trưởng kinh tế đóng góp khoảng 23% cho phát triển chung và luôn đạt trên 1,5 lần trung bình của cả nước. Việc khai thác tốt các tiềm năng phát triển của thành phố, đặc biệt là phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST sẽ tạo động lực mạnh hơn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho cả vùng Đông Nam bộ, vùng ĐBSCL và cả nước.

Theo đó, thành phố đã có nhiều hoạt động triển khai có hiệu quả hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, đồng thời cũng là địa phương sớm ban hành nhiều chính sách, đột phá nhằm hình thành hệ sinh thái ĐMST và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ĐMST như Quyết định số 5342/QĐ-UBND, Quyết định số 3907/QĐ-UBND, Nghị quyết số 35/NQ-CP, Quyết định số 1339/QĐ-UBND…

Các hoạt động hỗ trợ của thành phố nhằm thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST trong thời gian qua đã tạo được niềm tin, thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng khởi nghiệp ĐMST, từ đó thành phố đã có những đóng góp quan trọng cho hoạt động ĐMST của quốc gia, góp phần cải thiện chỉ số ĐMST toàn cầu (GII) của Việt Nam tăng 17 bậc so với năm 2016.

Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong tham quan Không gian sáng tạo và trải nghiệm chuyển đổi số TP.HCM, tại sự kiện ra mắt vào giữa tháng 10 vừa qua.

Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong tham quan Không gian sáng tạo và trải nghiệm chuyển đổi số TP.HCM, tại sự kiện ra mắt vào giữa tháng 10/2020 vừa qua.

Nhằm tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM vừa ký phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP.HCM giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu Đề án là hỗ trợ phát triến hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố phát triển ngang tầm khu vực,…nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GRDP đến năm 2025 đạt từ 45 - 50%.

Đồng thời, tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hồ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

Đề án đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể đến cuối năm 2025 như: Hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho 3.000 doanh nghiệp; ươm tạo, phát triển 1.000 dự án khởi nghiệp ĐMST; phát triển 100 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm.

Để đạt mục tiêu trên, Đề án sẽ tập trung xây dựng và triển khai 7 nhóm nhiệm vụ chính: Phát triển hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST; Nâng cao năng lực cho các thành phần hệ sinh khởi nghiệp ĐMST, hình thành các hệ sinh thái ĐMST của các lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm; Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST phát triển sản phẩm và thị trường; Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng suất, chất lượng và ĐMST; Thúc đấy hoạt động ĐMST trong khu vực công; Thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế khởi nghiệp ĐMST; Truyền thông khởi nghiệp ĐMST.

Theo đề án, Sở KH&CN TP.HCM là đơn vị chủ trì thực hiện một số dự án cụ thể như: Hình thành mạng lưới trung tâm khởi nghiệp ĐMST; Xây dựng các mô hình tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST theo tiều chuấn quốc tế; Đẩy mạnh hoạt động Sàn giao dịch công nghệ hỗ trợ chuyên giao công nghệ và ĐMST; Tái cấu trúc các chương trình nghiên cứu KH&CN.

Cũng theo Đề án, TP.HCM sẽ hình thành các hệ sinh thái ĐMST của các lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm, các công nghệ và các sản phẩm ĐMST có lợi thế cạnh tranh hoặc có tiềm năng phát triển của Thành phố, như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ tài chính (Fintech), công nghệ giáo dục (edtech), công nghệ in 3D, Robotics, nông nghiệp thông minh, du lịch,...

Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo.

TP.HCM tăng cường hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo.

Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM cho biết, thời gian qua, TP.HCM đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Mới đây, TP.HCM cũng ra mắt Không gian sáng tạo và trải nghiệm chuyển đổi số, nơi các doanh nghiệp công nghệ trình diễn các sản phẩm công nghệ số phục vụ chương trình chuyển đổi số. Đây được xem là nền tảng hình thành Trung tâm chuyển đổi số của thành phố trong tương lai.

Bên cạnh mục tiêu xây dựng hạ tầng, trong thời gian gần đây, chính quyền TP.HCM còn tích cực đẩy nhanh các cuộc hội thảo, xúc tiến các hoạt động liên quan đến khởi nghiệp hay đổi mới sáng tạo ở địa phương.

Chia sẻ về kết quả hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của TP.HCM trong giai đoạn 2016-2020, báo cáo của Sở KH&CN cho biết về hạ tầng, thành phố đã tạo ra 34 cơ sở ươm tạo, 10 không gian làm việc (khoảng 33.000 m2) và các không gian đổi mới sáng tạo.

TP.HCM cũng đã nâng cao năng lực kết nối với 160 cố vấn khởi nghiệp, hơn 200 chuyên gia hướng dẫn, từ đó nâng cao kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cho hơn 3.000 cá nhân, nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Trên thực tế, đã có 2.400 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ra đời, 60 cuộc thi thu hút 3.000 dự án đăng ký tham gia. Công nghệ cũng đi vào giáo dục, đào tạo khi có 13.380 giáo viên và 136.666 học sinh phổ thông tham gia vào chương trình STEM.

Ngoài ra, TP.HCM cũng hợp tác quốc tế thông qua mô hình hợp tác với Israel (VIPA), giúp cải tiến công nghệ, phát triển sản phẩm, nâng cao năng lực; hay Công viên phần mềm Quang Trung phối hợp với các đối tác hỗ trợ các start-ups Việt tăng tốc khởi nghiệp tại Hoa Kỳ và nhiều chương trình khác.

Theo đại diện Sở KH&CN thành phố, trong thời gian tới, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách để tiếp sức, tạo ra nguồn lực bổ sung và kết nối với công đồng, thắp lên ngọn lửa khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở TP.HCM.

Phạm Đức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm