Ngành TT&TT đẩy mạnh chống buôn lậu và gian lận thương mại
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Hỗ trợ nông dân lên sàn thương mại điện tử không chỉ là việc của doanh nghiệp / Có nên mua máy tạo oxy, máy đo chỉ số oxy trên mạng để chữa COVID-19?
Mục đích của Kế hoạch là tăng cường công tác quản lý, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ nay đến hết năm 2021. Thông tin, tuyên truyền đầy đủ, chính xác, kịp thời về công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia; kết quả công tác đấu tranh, xử lý, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng chức năng; các thủ đoạn, hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử và các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, phòng chống dịch bệnh COVID-19…
Cơ quan Công an khám xét kho hàng giả trang phục phòng, chống dịch COVID-19. (Ảnh: Báo CAND)
Ngoài ra, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, không đứt gãy chuỗi cung ứng nhưng phải đảm bảo phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Theo đó, các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở cần thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời khắc phục những bất cập, thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế; làm cơ sở đề ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Bên cạnh đó, cần giám sát, kiểm tra để phát hiện, xử lý các hành vi lợi dụng bưu chính, chuyển phát để kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, phục vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Tăng cường thanh kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông không thực hiện chứng nhận, công bố, gắn dấu hợp quy, nhãn mác hàng hóa, không đảm bảo chất lượng; tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông, kinh doanh xuất bản phẩm vi phạm pháp luật.
Mặt khác, phải chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, Internet phối hợp với lực lượng chức năng ngăn chặn các website thương mại điện tử, tổ chức, cá nhân lợi dụng mạng Internet, mạng xã hội để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; phối hợp xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng tên miền quốc tế, mạng xã hội để hoạt động thương mại điện tử vi phạm pháp luật. Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở: xây dựng chuyên mục, tăng thời lượng phát sóng, đưa tin, bài tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; lên án các hành vi lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Cần thông tin chính xác, kịp thời đến người dân các hình thức, thủ đoạn kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; đặc biệt là thủ đoạn giả mạo trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, website thương mại điện tử, trang Facebook cá nhân để lừa đảo, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Ngoài ra, cần phổ biến kịp thời về tình hình địch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; phối hợp cùng cơ quan chức năng thực hiện tốt các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền triển khai quét mã QR tại địa điểm công cộng ở các địa phương chưa áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Công bố đường dây nóng 0981.389.389 và 0961.389.389 để khuyến khích người dân tố giác hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo