Nghệ sĩ "bậc trung" bất lợi nhất trong nền kinh tế streaming
Nhạc sĩ Việt cần dựa vào giải pháp công nghệ để chống nạn “dùng chùa” khi âm nhạc trực tuyến bùng nổ / Hàng loạt ngôi sao tham gia liveshow âm nhạc trực tuyến Kiên cường Việt Nam gây quỹ phòng chống Covid-19
Các siêu sao có thể kiếm thu nhập lớn từ hoạt động phát nhạc trực tuyến (streaming), các nghệ sĩ độc lập mới nổi có thể tiếp cận khán giả toàn cầu nhờ streaming. Nhưng những nghệ sỹ đứng ở giữa, chưa đủ tầm siêu sao nhưng cũng không phải là mới nổi, dường như trở thành một tầng lớp bất lợi nhất trong nền kinh tế sáng tạo streaming.
Phát nhạc trực tuyến chiếm đến 84% tổng doanh thu âm nhạc nửa đầu năm 2021 tại Mỹ.
Streaming âm nhạc tăng trưởng mạnh mẽ
Hoạt động phát nhạc trực tuyến (streaming) vẫn tục tăng trưởng mạnh mẽ, bằng chứng là mức tăng trưởng của hoạt động âm nhạc trong nửa đầu năm 2021. Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Mỹ (RIAA), doanh thu âm nhạc được ghi nhận ở Mỹ trong nửa đầu năm 2021 đã trở lại mức tăng trưởng 2 chữ số sau một năm 2020 chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch toàn cầu, với mức tăng giữa năm là 5,6% và cuối năm là 9,2%. Cụ thể, doanh thu âm nhạc tại Mỹ trong 6 tháng đầu 2021 đã tăng đến 27% so với cùng kì năm ngoái, từ 5,6 tỷ USD lên 7,1 tỷ USD.
Kể từ năm 2015, doanh thu âm nhạc tại Mỹ đã luôn giữ xu hướng tăng so với năm liền trước. Sự tăng trưởng lần này một lần nữa được thúc đẩy phần lớn nhờ sức phát triển mạnh mẽ của nhạc số và các nền tảng trực tuyến. Theo đó, mảng streaming đã chiếm đến 84% tổng doanh thu âm nhạc nửa đầu năm 2021 tại Mỹ, tương đương 5,9 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kì và cao hơn cả tổng doanh thu của nửa đầu năm ngoái (5,6 tỷ USD).
Streaming gần như đã trở thành nguồn thu nhập chính của các nghệ sĩ và các hãng thu âm trong bối cảnh đại dịch kéo dài từ đầu năm ngoái đến hiện tại. Lượng đăng ký có trả phí cho các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến như Spotify, Apple Music cũng là một nguồn thu ổn định khi tiếp tục tăng 13%, lần đầu vượt qua mốc 80 triệu lượt đăng ký với con số chính xác là 82,1 triệu. Bên cạnh đó, RIAA cho biết sự tăng trưởng doanh thu âm nhạc trong báo cáo lần này còn được góp sức bởi các thỏa thuận cấp phép cho các công ty có sử dụng nhạc như mạng xã hội Facebook, ứng dụng tập thể thao Peloton…
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động phát trực tuyến âm nhạc mang lại nhiều lợi ích cho việc chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Universal Music Group (UMG). Universal Music Group hiện là công ty âm nhạc hàng đầu thế giới khi nắm đến 64% thị phần của thị trường âm nhạc Mỹ. Trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu của Universal Music Group cũng đạt mức 4,5 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thu nhập lớn nhất vẫn đến từ hoạt động thu âm và dịch vụ streaming.
Tăng trưởng mạnh, phát nhạc trực tuyến vẫn không mang lại nhiều thu nhập cho nghệ sỹ
Tuy nhiên, hoạt động streaming có vẻ không được tốt với cộng đồng người sáng tạo. Nhiều nghệ sĩ và nhạc sĩ không hài lòng với mức thu nhập họ có được từ streaming âm nhạc.
Streaming chưa mang lại thu nhập đáng kể cho các nghệ sỹ tầm trung
Đây là lý do tại sao trong thế giới cũ, một ban nhạc 5 người thuộc “tầng lớp thường thường bậc trung” này có thể bán được 50.000 bản album trong một năm, chẳng hạn như 10 USD mỗi bản - do đó mỗi người họ sẽ nhận được 35.000 USD. Cần nói thêm là cách tính toán này đã được đơn giản hóa, không bao gồm các khoản khấu trừ chi phí (ngoài lợi nhuận của nhà bán lẻ), với giả định các thành viên nhóm đều có phần quyền ghi âm và xuất bản bằng nhau và giả định rằng việc phân chia quyền là như nhau.
Trong khi đó, ở lĩnh vực phát trực tuyến, nhóm này có thể tạo ra 10 triệu lượt phát trực tiếp trong một năm, và mỗi người sẽ thu được 7.000 USD. Như vậy, có thể thấy với mô hình cũ, nghệ sỹ tiếp cận được ít người hâm mộ, nhưng thu nhập cao hơn nhiều. Tuy nhiên, mô hình phát trực tuyến mang lại lợi ích ít hơn. Đây là lý do tại sao phát trực tuyến nhận được nhiều sự chú ý của người sáng tạo hơn trong thời kỳ đại dịch, vì hiệu ứng hào quang trên các con đường thu nhập khác đã bị cắt đứt.
Kiếm tiền từ “thị trường ngách”
So sánh này không nhằm mục đích gợi ý rằng mô hình phát trực tuyến đã bị phá vỡ, nhưng đối với các nghệ sĩ bậc trung, quy mô phân phối phát trực tuyến tự nó là không đủ và thay vào đó, streaming thúc đẩy mạnh mẽ sự kết hợp giữa các luồng thu nhập của người sáng tạo. Đối với những nghệ sỹ lớn, các siêu sao có đủ quy mô để kiếm những món thu nhập đáng kể từ hoạt động phát trực tuyến, trong khi đó nhờ streaming mà các nghệ sĩ độc lập mới nổi có thể tiếp cận khán giả toàn cầu theo cách mà họ không bao giờ có thể làm trước đây. Vì vậy, những nghệ sỹ thuộc “tầng lớp trung lưu” dường như trở thành một tầng lớp bất lợi nhất trong nền kinh tế sáng tạo streaming.
Ngay cả khi tỷ lệ tiền bản quyền cao gấp đôi, thì thu nhập từ hoạt động streaming âm nhạc của những nghệ sỹ tầm trung vẫn nhỏ hơn 2,5 lần so với thu nhập bán hàng - thu nhập bán băng đĩa. Nhưng thay vì dừng hoạt động phát trực tuyến, các nghệ sỹ tầm trung nên nỗ lực tìm kiếm “người hâm mộ cốt lõi” - những người thực sự quan tâm - bán sản phẩm và trải nghiệm cho họ. Với cách tiếp cận này, các nghệ sĩ bậc trung sẽ có thể tái tạo dòng thu nhập giống như mô hình bán hàng cũ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo