Xã hội số

Âm nhạc trực tuyến đạt 13,4 tỷ USD, chiếm 62% doanh thu âm nhạc trên toàn cầu

DNVN - Theo IFPI (Liên đoàn ghi âm quốc tế), tổ chức đại diện cho ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu, thị trường âm nhạc thu âm toàn cầu đã tăng trưởng 7,4% vào năm 2020, trong đó mảng âm nhạc trực tuyến (streaming) tăng trưởng mạnh nhất, tương đương 62,1% tổng doanh thu âm nhạc được ghi nhận trên toàn cầu.

Xu hướng sử dụng và tìm kiếm trên Internet của người Việt đang thay đổi như thế nào? / Bản quyền âm nhạc trực tuyến: Trả lại sự công bằng cho các nhạc sĩ

Theo IFPI (Liên đoàn ghi âm quốc tế), tổ chức đại diện cho ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu, thị trường âm nhạc thu âm toàn cầu đã tăng trưởng 7,4% vào năm 2020, trong đó mảng âm nhạc trực tuyến (streaming) tăng trưởng mạnh nhất.

Tổng quan thị trường âm nhạc toàn cầu. Thị trường âm nhạc toàn cầu đã tăng trưởng 7,4% trong năm 2020, trong đó mảng âm nhạc trực tuyến (streaming) tăng trưởng mạnh nhất

Tổng quan thị trường âm nhạc toàn cầu. Thị trường âm nhạc toàn cầu đã tăng trưởng 7,4% trong năm 2020, trong đó mảng âm nhạc trực tuyến (streaming) tăng trưởng mạnh nhất

Đây là năm tăng trưởng thứ sáu liên tiếp của thị trường này. Số liệu tăng trưởng đã được IFPI chính thức công bố trong Báo cáo âm nhạc toàn cầu của IFPI. Với mức tăng trưởng này, tổng doanh thu của ngành âm nhạc thu âm toàn cầu năm 2020 là 21,6 tỷ USD.

Tính năng phát trực tuyến (streaming) là một trong những nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu, đặc biệt là doanh thu đăng ký trả phí để xem nhạc phát trực tuyến, với mức tăng 18,5%. Tính đến cuối năm 2020, đã có 443 triệu người dùng tài khoản đăng ký trả phí. Tổng số lượt phát trực tuyến (bao gồm cả đăng ký trả phí và có quảng cáo) đã tăng 19,9% và đạt 13,4 tỷ USD, tương đương 62,1% tổng doanh thu âm nhạc được ghi nhận trên toàn cầu.

Doanh thu phát nhạc trực tuyến tăng trưởng đã bù đắp cho những mảng đang sụt giảm khác của ngành âm nhạc như doanh thu từ việc bán các định dạng nhạc vật lý như băng đĩa, CD, đặc biệt là nguồn doanh thu đến từ quyền biểu diễn giảm 10,1% - phần lớn là do đại dịch COVID-19.

Nỗ lực đầu tư của các công ty thu âm đã giúp đặt nền móng cho một ngành công nghiệp âm nhạc kỹ thuật số, một lĩnh vực đã chứng minh được khả năng phục hồi mạnh mẽ trong năm "bất thường" 2020 trên toàn cầu. 2020 là một năm đầy thử thách, trong năm này các công ty thu âm đã hợp tác cùng với các đối tác nghệ sĩ để hỗ trợ các nỗ lực tạo và thu âm nhạc. Toàn bộ lĩnh vực phát nhạc trực tuyến đã tiếp tục thúc đẩy những đổi mới trong cách người hâm mộ có thể trải nghiệm âm nhạc trên khắp thế giới.

Frances Moore, Giám đốc điều hành IFPI, cho biết: “Khi thế giới chiến đấu với đại dịch COVID-19, chúng tôi đã được nhắc nhở về sức mạnh lâu dài của âm nhạc trong việc an ủi, chữa lành và nâng cao tinh thần con người”.

“Có một số thứ có sức mạnh vượt thời gian, như sức mạnh của một bài hát tuyệt vời hay sự kết nối giữa nghệ sĩ và người hâm mộ. Tất cả những điều này vẫn có sức mạnh vượt thời gian, nhưng một số điều đã thay đổi. Với việc nhiều chính phủ phải ra chính sách phong tỏa, giãn cách xã hội, các buổi biểu diễn âm nhạc trực tiếp phải ngừng hoạt động, ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, người hâm mộ đã thưởng thức âm nhạc qua phát trực tuyến”.

Giám đốc điều hành IFPI cho biết nhờ sự đầu tư không ngừng của các công ty thu âm vào các thiết bị kỹ thuật số, vào nghệ sĩ và sự nghiệp của họ, cùng với những nỗ lực đổi mới để giúp nghệ sĩ mang âm nhạc đến với người hâm mộ theo những cách mới, doanh thu âm nhạc trên toàn cầu đã ghi nhận mức tăng trong năm thứ sáu liên tiếp, nhờ tính năng đăng ký phát trực tuyến. Khi các công ty thu âm tiếp tục mở rộng phạm vi địa lý và phạm vi văn hóa, âm nhạc ngày nay có sức mạnh kết nối toàn cầu hơn bao giờ hết và sự tăng trưởng này đã lan rộng ra tất cả các khu vực trên toàn cầu.

“Đại dịch đã tác động đến mọi khía cạnh của đời sống, những bất công xã hội xảy ra do tình trạng phong tỏa, giãn cách xã hội ngày càng gia tăng, các công ty thu âm đã làm việc chăm chỉ để đóng góp ý nghĩa và lâu dài cho thế giới mà chúng ta sống”, Giám đốc điều hành IFPI nói.

Sơ đồ tăng trưởng doanh thu ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu từ năm 2001 - 2020. Mảng doanh thu từ âm nhạc streaming ngày càng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong năm 2020 khi đại dịch COVID-19 xảy ra, trong khi đó các nguồn doanh thu như doanh thu vật lý đến từ bán bằng đĩa CD hay doanh thu từ hình thức biểu diễn trực tiếp giảm mạnh

Sơ đồ tăng trưởng doanh thu ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu từ năm 2001 - 2020. Mảng doanh thu từ âm nhạc streaming ngày càng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trong năm 2020 khi đại dịch COVID-19 xảy ra, trong khi đó các nguồn doanh thu như doanh thu vật lý đến từ bán bằng đĩa CD hay doanh thu từ hình thức biểu diễn trực tiếp giảm mạnh

Doanh thu âm nhạc trực tuyến tăng trưởng nóng

Doanh thu âm nhạc được ghi nhận đã tăng trưởng ở mọi khu vực trên thế giới vào năm 2020. Trong đó, Mỹ Latinh tiếp tục là khu vực phát triển nhanh nhất trên toàn cầu với mức tăng trưởng chung 15,9% và riêng mảng doanh thu âm nhạc trực tuyến tăng 30,2%, chiếm 84,1% tổng doanh thu của khu vực.

Ngành công nghiệp âm nhạc của châu Á tăng 9,5% trong năm 2020 và doanh thu kỹ thuật số lần đầu tiên vượt qua thị phần 50% trong tổng doanh thu của khu vực. Nếu loại trừ Nhật Bản, nơi có doanh thu sụt giảm 2,1%, châu Á sẽ là khu vực phát triển nhanh nhất, với mức tăng trưởng đặc biệt là 29,9%

Lần đầu tiên nổi bật trong báo cáo doanh thu âm nhạc toàn cầu là khu vực Châu Phi và Trung Đông với mức tăng trưởng đạt 8,4%, chủ yếu đến từ khu vực Trung Đông và Bắc Phi với 37,8%. Kinh doanh âm nhạc trực tuyến chiếm ưu thế với doanh thu tăng 36,4%.

Trong khi đó, doanh thu tại châu Âu, khu vực thu âm âm nhạc lớn thứ hai trên thế giới, tăng 3,5%, tốc độ phát nhạc trực tuyến tăng mạnh mẽ 20,7% bù đắp cho sự sụt giảm ở tất cả các định dạng tiêu dùng khác.

Khu vực Hoa Kỳ và Canada tăng 7,4% vào năm 2020. Thị trường Mỹ tăng 7,3% và doanh thu âm nhạc thu âm của Canada tăng 8,1%.

Top 10 thị trường âm nhạc năm 2020

  1. Mỹ

  2. Nhật Bản

  3. Anh

  4. Đức

  5. Pháp

  6. Hàn Quốc

  7. Trung Quốc

  8. Canada

  9. Australia

  10. Hà Lan

Hoàng Lan
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo