Chuyển đổi số

Âm nhạc trực tuyến giúp các nghệ sĩ có thêm khoản doanh thu đều đặn hàng tháng

DNVN - Thời của âm nhạc trực tuyến, phát trực tuyến (streaming) các nghệ sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp sẽ có nguồn doanh thu đều đặn hàng tháng từ những tác phẩm biểu diễn hay sáng tác của họ. Chứ không chỉ phụ thuộc nguồn thu vào các hãng thu âm, hay các buổi biễu diễn như trước đây nữa.

HTVC cung cấp hai gói kênh truyền hình dành cho người Nhật Bản và Hàn Quốc trên SmartBox / Âm nhạc trực tuyến góp hơn một nửa doanh thu cho ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu

Theo một chia sẻ mới đây từ Music Business Worldwide, thời của âm nhạc trực tuyến, phát trực tuyến (streaming) các nghệ sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp sẽ có nguồn doanh thu đều đặn hàng tháng từ những tác phẩm biểu diễn hay sáng tác của họ. Chứ không chỉ phụ thuộc nguồn thu vào các hãng thu âm, hay các buổi biễu diễn như trước đây nữa.

Âm nhạc phát trực tuyến phải bắt đầu từ nhạc sĩ

Đối với các nhạc sĩ chuyên nghiệp (không phải là những nghệ sĩ biểu diễn) thì họ chỉ có quyền sở hữu đối với bài hát do mình sáng tác. Các nhạc sĩ có thể có nhiều nguồn thu nhập từ: Biểu diễn, đồng bộ hóa, cơ khí, phát trực tuyến, nhưng tất cả đều phụ thuộc vào bài hát. Các nhạc sĩ sống trong một nền kinh tế bài hát. Các nghệ sĩ sống trong một nền kinh tế biểu diễn, ghi âm, quần áo, sưu tầm, thương hiệu.

Các nhạc sĩ không tổ chức lưu diễn hoặc bán các sản phẩm cho người hâm mộ như áo phông, áo sơmi chẳng hạn. Nói cách khác, nhạc sĩ có nguồn thu nhập từ việc bán bản quyền bài hát mà họ sáng tác. Do đó, những năm gần đây, các nhạc sĩ trên toàn cầu đã chú ý hơn tới khoản tiền bản quyền phát nhạc trực tuyến tiền bản quyền. Khi Covid-19 ập đến, các nghệ sĩ cũng không thể lưu diễn, không ghi âm hoặc bán áo sơ mi được nữa do lệnh dãn cách xã hội tại nhiều quốc gia. Trong thời gian này, âm nhạc trực tuyến lại bùng dậy mạnh mẽ, vì nó được người ta nghe, tải rất nhiều trong thời gian nghỉ ở nhà, nhu cầu giải trí tăng mạnh. Nhiều nhóm nhạc đã tổ chức phát trực tuyến, biễu diễn trực tuyến để phục vụ khán giả của mình, vào thời gian này tiền bản quyền phát trực tuyến cũng đột nhiên được nâng tầm quan trọng hơn đối với cả các nghệ sĩ biểu diễn.

Trong nền công nghiệp âm nhạc, mọi thứ đều bắt đầu với nhạc sĩ, điều này giống như phát âm nhạc trực tuyến không tồn tại độc lập mà nó phải có nhạc sĩ, nghệ sĩ tham gia. Các nhạc sĩ và âm nhạc trực tuyến được coi là nền tảng của toàn bộ ngành công nghiệp âm nhạc. “Mọi thứ đều bắt đầu từ nhạc sĩ, không phải từ bài hát”.

Covid-19 tạo sự sụp đổ tức thời của doanh thu âm nhạc trực tiếp sau khi các quốc gia đều đóng cửa biên giới, thực hiện cách li xã hội. Các buổi biễu diễn đều bị dừng lại, các buổi ghi hình cũng không thể thực hiện do nghệ sĩ không thể ra ngoài, điều này ảnh hưởng tới ngành công nghiệp âm nhạc nói chung. Chỉ có âm nhạc trực tuyến là vẫn có thể biểu diễn, phát sóng để thu hút khán giả.

Theo dự báo, sẽ có một cuộc chiến của các nhạc sĩ, nghệ sĩ về vấn đề bản quyền phát nhạc trực tuyến thời hậu Covid-19.

Những năm qua, nhiều nghệ sĩ sống bằng thu nhập từ các buổi hòa nhạc, biễu diễn, ghi âm, họ chỉ phát trực tiếp một nhóm thiểu số người hâm mộ. Họ dễ dàng bỏ qua doanh thu từ phát trực tuyến, và ít quan tâm việc phát trực tuyến buổi hòa nhạc đó có trả tiền đủ hay chưa, hoặc số tiền này có nhiều hơn là thu từ người hâm mộ đến buổi hòa nhạc hay không.

Nhưng khi không có buổi biểu diễn trực tiếp, các khán giả đều theo dõi phát trực tuyến, các nghệ sĩ nhận ra lý do tại sao họ cần tận dụng môi trường trực tuyến để phát hành âm nhạc.

Nền kinh tế phát trực tuyến vươn lên trong bối cảnh ngành công nghiệp âm nhạc phát triển mạnh mẽ, nơi các nghệ sĩ đang kiếm tiền tốt từ việc tài trợ trực tiếp, buôn bán các sản phẩm âm nhạc. Âm nhạc trực tuyến có thể mang lại cho các nghệ sĩ một khoản thu nhập đều đặn và cụ thể hơn so với việc họ kiểm soát bản quyền. Phát trực tuyến sẽ giúp các nghệ sĩ biểu diễn với nhiều khán giản hơn là chỉ chơi nhạc cho những đám đông nhỏ hơn và bán được ít hàng hóa hơn.

Theo Music Business Worldwide, mặc dù các nghệ sĩ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc điều chỉnh sự thay đổi mô hình từ việc có thu nhập lớn một lần trong một loạt các sự kiện (ví dụ như bán album), sang thu nhập hàng tháng dài hạn, khiêm tốn hơn. Âm nhạc trực tuyến sẽ mang tới cho các nghệ sĩ khoản thu nhập đều đặn hàng tháng, hoặc có thể là giao dịch được thanh toán trước cho một năm.

Theo dự báo, ngành công nghiệp âm nhạc nói chung sẽ sụt giảm doanh thu khoảng 30% so với năm 2019, dự báo phải tới cuối năm 2021 mới phục hồi trở lại. Khi phát trực tuyến trở thành một phần lớn dần của nền kinh tế âm nhạc rộng lớn, nếu sự kết hợp bản quyền hiện tại vẫn còn, các nhạc sĩ sẽ kiếm được thêm được một khoản nhờ việc phát âm nhạc trực tuyến.

Hậu Covid-19, các nghệ sĩ đang chiến đấu với một cuộc chiến quan trọng để làm sao có thể để hoạt động âm nhạc hồi phục nhanh hơn. Các nghệ sĩ sẽ nhận được sự chia sẻ công bằng hơn từ các dịch vụ phát trực tuyến và các hãng thu âm.

Covid-19: Âm nhạc trực tuyến vẫn bội thu, bất chấp doanh thu ngành âm nhạc suy giảm

Theo Music Business Worldwide, trên toàn bộ bộ phận âm nhạc của Sony Corp – bao gồm ghi âm, xuất bản và ‘Visual Media & Platform’ – công ty ước tính rằng các tác động của Covid-19 trực tiếp dẫn đến giảm 1% thu nhập hoạt động hợp nhất trong 12 tháng, tính đến cuối tháng 3/2020 (tức là năm tài chính 2019). Rõ ràng, coronavirus chỉ ảnh hưởng đến một nhóm thiểu số trong giai đoạn Q1/2020 ở hầu hết thế giới.

Tuy nhiên, Sony Corp cảnh báo các nhà đầu tư phải chuẩn bị tinh thần do các tác động của dịch trong suốt phần còn lại của năm 2020. Trên toàn thế giới, nhưng đặc biệt là ở Mỹ, việc phát hành nhạc mới đang bị trì hoãn chủ yếu do một số nghệ sĩ không thể đi ghi âm các bài hát và quay video âm nhạc.

Sony cho biết “Tác động đến lợi nhuận từ sự chậm trễ trong âm nhạc mới bị hạn chế tại thời điểm này ở Mỹ và các quốc gia khác, nơi tỷ lệ âm nhạc được phát trực tuyến là cao. Nhưng ở các quốc gia như Nhật Bản và Đức, nơi tỷ lệ âm nhạc được phát trực tuyến tương đối thấp, CD và doanh số các gói truyền thông khác cũng bị giảm do những hạn chế về việc đi ra ngoài.”

Sony cho biết thêm: “Doanh thu vé, doanh thu bán hàng và doanh thu video đang giảm, vì các buổi hòa nhạc và các sự kiện âm nhạc đang bị hoãn, hủy bỏ tại Nhật Bản và các khu vực khác. Do chi tiêu quảng cáo bị giảm trên toàn cầu, doanh thu từ các dịch vụ phát trực tuyến được hỗ trợ quảng cáo và doanh thu từ việc cấp phép âm nhạc trong quảng cáo truyền hình đang giảm. Ngoài ra, sự chậm trễ trong việc sản xuất hình ảnh chuyển động và chương trình truyền hình đang gây ra sự sụt giảm doanh thu cấp phép âm nhạc.”

Hình ảnh BTS trong buổi hòa nhạc trực tuyến ngày 15/6/2020.

Hình ảnh BTS trong buổi hòa nhạc trực tuyến ngày 15/6/2020.

Buổi hòa nhạc trực tuyến của BTS có tên gọi 'Bang Bang concert' được tổ chức vào Chủ nhật, 15/6/2020 đã thu hút được 756.000 người xem, trở thành buổi hòa nhạc có lượng người tham gia cao nhất trên thế giới.

Big Hit Entertainment thông báo rằng "Bang Bang Con: The Live", được phát trực tiếp khoảng 100 phút từ một studio ở Seoul vào Chủ nhật, đã thu hút khoảng 756.000 người xem từ khắp nơi trên thế giới.

Người hâm mộ từ 107 quốc gia hoặc khu vực, trong đó, có Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Anh và Nhật Bản, đã đăng nhập và trả phí để xem sự kiện trực tuyến này. Sự kiện này đã mang lại doanh thu khổng lồ cho công ty.

Quy mô của lượng người xem buổi hòa nhạc trực tuyến của BTS vừa qua gần bằng với khán giả của 15 buổi hòa nhạc khác tại sân vận động cộng lại.

"Bất chấp những khó khăn mà ngành công nghiệp giải trí tại Hàn Quốc đang phải đối mặt do COVID-19, BTS hiện được đánh giá là mở ra những khả năng mới thông qua buổi hòa nhạc trực tuyến của mình," Big Hit - công ty chủ quản của nhóm nhạc nổi tiếng BTS nói.

Nhật Xuân
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo