Kinh tế số

Nhiều doanh nghiệp nông sản tăng trưởng đột phá nhờ ứng dụng thương mại điện tử

DNVN - Thương mại điện tử trở thành phương thức phân phối quan trọng, góp phần tiêu thụ hiệu quả hàng hóa, nông sản cho người nông dân và doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã có mức tăng trưởng đột phá nhờ ứng dụng thương mại điện tử.

Mở gian hàng Việt Nam trên sàn thương mại điện tử Alibaba / Rà soát giao dịch thương mại điện tử bất thường chủ yếu dựa vào cán bộ thuế

Theo Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm, thị trường trong nước có nhiều khởi sắc. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phục hồi tích cực, cao hơn mức tăng 6 tháng cùng kỳ 2019 (năm trước khi xảy ra dịch bệnh). Hàng hóa dồi dào, sức mua tăng trở lại.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.717 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, nhóm bán lẻ hàng hóa đạt được mức tăng trưởng cao, tăng 11,3% với sự gia tăng của các nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục, lương thực, thực phẩm (tăng từ 13,7-16,3%).

Hầu hết các địa phương đã tích cực triển khai Chương trình khuyến mại, Chương trình kích cầu, kết nối tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản tới vụ trên địa bàn.

So với cùng kỳ năm trước, một số địa phương có doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng cao trên 10% như: Bình Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ...

Thương mại điện tử trở thành phương thức phân phối quan trọng, góp phần tiêu thụ hiệu quả hàng hóa, nông sản cho người nông dân và doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tăng trưởng đột phá nhờ ứng dụng thương mại điện tử, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới tăng cao, trong đó có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thương mại điện tử trở thành phương thức phân phối quan trọng trong tiêu thụ nông sản.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, công tác quản lý cụm công nghiệp và khuyến công quốc gia được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Các hoạt động phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, kết nối giao thương tại các địa phương được đẩy mạnh, góp phần phát triển công nghiệp và thương mại tại các địa phương.

Đến tháng 6/2022, cả nước thành lập khoảng 1.030 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 37.500 ha; có 745 cụm công nghiệp (tổng diện tích 25.000 ha) đi vào hoạt động, thu hút gần 13.000 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân 64,8%, tạo việc làm cho trên 750.00 lao động; 176 cụm công nghiệp có công trình xử lý nước thải.

Chương trình khuyến công quốc gia được giao 140 tỷ đồng, 122 đề án/nhiệm vụ đã được phân bổ kinh phí, tập trung vào nội dung xây dựng mô hình, hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, các nội dung có tính chất thường xuyên liên tục, thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyến công đảm bảo hiệu quả.

Về cơ bản, các đề án đã và đang triển khai theo tiến độ đã đề ra, ước thực hiện đạt trên 80% kinh phí được phân bổ.

Thu Ngân
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm