Kinh tế số

Quét mã QR lọt top 3 thanh toán được chấp nhận nhiều nhất năm 2022

DNVN - Sự bùng nổ của hình thức quét mã QR ngân hàng trong năm 2022 đã đưa phương thức này lên top 3 loại hình thanh toán được chấp nhận nhiều nhất, chiếm gần 16,7% tỷ trọng, vượt qua ví điện tử (gần 13,3%).

Online Friday 2022: Nếu phát hiện hàng giả, người tiêu dùng hãy bấm nút "báo xấu" cho Ban tổ chức / Gas South chuyển đổi số

Theo đánh giá của Công ty Cổ phần Công nghệ (SAPO), quá trình phục hồi kinh tế sau dịch bệnh và giãn cách xã hội đã tác động và tạo ra nhiều thay đổi trong lĩnh vực thanh toán và vận chuyển.
Tiền mặt quay trở lại ngôi vị số 1 trong nhóm phương thức thanh toán được người mua hàng sử dụng nhiều nhất và nhà bán hàng chấp nhận, chiếm gần 29,5% tỷ trọng. Năm 2021, hình thức thanh toán không tiền mặt - chuyển khoản lần đầu tiên vượt qua Tiền mặt và lên vị trí top 1.
Tuy nhiên, năm 2022, chuyển khoản đã lùi xuống thứ 2, chiếm gần 28% tỷ trọng. Sự bùng nổ của hình thức quét mã QR ngân hàng trong năm 2022 đã đưa phương thức này lên top 3 loại hình thanh toán được chấp nhận nhiều nhất, chiếm gần 16,7% tỷ trọng, vượt qua ví điện tử (gần 13,3%). Phong trào ngân hàng số - chuyển đổi số toàn diện trong ngành ngân hàng năm 2022 cũng tác động trực tiếp đến ngành bán lẻ.

Sự bùng nổ của hình thức quét mã QR ngân hàng trong năm 2022 đã đưa phương thức này lên top 3 loại hình thanh toán được chấp nhận nhiều nhất.
Tuy nhiên, chuyển khoản lại được các nhà bán hàng chấm điểm cao nhất về mức độ tiện lợi, dễ dàng sử dụng và đối soát (8,8/10 điểm). Xếp hạng tiếp theo là tiền mặt (8,5 điểm), ví điện tử (8,3 điểm), quét mã QR ngân hàng (8,2 điểm).
Hình thức mua trước trả sau mới được ra mắt và tích hợp trên sàn thương mại điện tử trong năm 2022 nên chưa được sử dụng nhiều và chỉ đạt 2,6 điểm tiện lợi. Các phương thức thanh toán mới cần thêm nhiều thời gian để chinh phục thị trường bán lẻ.
Về vận chuyển, top 5 hình thức được sử dụng nhiều nhất và ưa chuộng nhất là sử dụng trực tiếp các hãng vận chuyển (29,8%), nhân viên, chủ cửa hàng tự vận chuyển (22,8%), vận chuyển qua đối tác giao hàng của sàn thương mại điện tử (14,9%), gọi shipper lẻ, xe ôm (10,9%), gửi xe khách, tàu hỏa (8,9%).
Đáng chú ý, năm 2022, giá cả đã quay trở lại vị trí top 1 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đơn vị vận chuyển. Năm 2021, yếu tố được chú trọng nhất là thời gian giao hàng, do quá trình giao vận bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh và giãn cách xã hội. Từ khi tình hình kinh doanh quay trở lại thời kỳ bình thường mới, nhà bán hàng không còn gặp vấn đề về thời gian lưu kho, chuyển kho, điều phối đầu mối vận chuyển, nên việc so sánh giá cả để tối ưu chi phí được ưu tiên hàng đầu.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn đơn vị vận chuyển được các nhà bán hàng đánh giá khá đồng đều, bao gồm chất lượng giao nhận (26,1%), thời gian giao hàng (24,1%), thái độ shipper và chăm sóc khách hàng (19,1%).
Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm