Kinh tế số

Tổng giá trị giải pháp số Viettel thực hiện để hỗ trợ Chính phủ lên tới 4.400 tỷ đồng

DNVN - Trong đại dịch Covid-19, tổng giá trị các giải pháp số do Tập đoàn Viettel thực hiện để hỗ trợ Chính phủ, Bộ ngành lên tới gần 4.400 tỷ đồng. Tổng doanh thu các lĩnh vực dịch vụ số của Viettel năm 2020 tăng trưởng 27,7% so với năm 2019. Con số này cao gấp đôi so với mức tăng trưởng công nghiệp CNTT Việt Nam, 14,7%.

Samsung, LG và những "ông lớn" nuôi tham vọng ở thị trường Việt Nam / Mua bán trực tuyến tăng nhiều tại các điểm có dịch Covid-19

Năm 2020, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cơ bản hoàn thành chuyển đổi từ doanh nghiệp viễn thông thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số. Tổng doanh thu các lĩnh vực dịch vụ số của Viettel năm 2020 (bao gồm; giải pháp CNTT, thanh toán số, nội dung số, IA, lưu trữ dữ liệu, an toàn thông tin, an ninh mạng) tăng trưởng 27,7% so với năm 2019. Con số này cao gấp đôi so với mức tăng trưởng công nghiệp CNTT Việt Nam, 14,7%.

Một số nền tảng số nổi bật do Tập đoàn Viettel xây dựng, đem lại hiệu quả rõ rệt trong năm 2020 gồm có: y tế (Telehealth), giáo dục (Viettel Study), thanh toán (Viettel Pay) và giao thông thông minh (ePass). Trong số đó, Viettel Telehealth là nền tảng tiên phong, khởi đầu cho cuộc cách mạng về tư vấn, khám chữa bệnh từ xa tại Việt Nam, với hơn 1.000 điểm đã đi vào hoạt động. Trong đại dịch Covid-19, tổng giá trị các giải pháp số do Tập đoàn Viettel thực hiện để hỗ trợ Chính phủ, Bộ ngành lên tới gần 4.400 tỷ đồng.

Doanh thu các dịch vụ số của Viettel tăng trưởng 27,7%, cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng trung bình của công nghiệp CNTT Việt Nam (14,7%).

Doanh thu các dịch vụ số của Viettel tăng trưởng 27,7%, cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng trung bình của công nghiệp CNTT Việt Nam (14,7%).

Viettel đã tạo ra nền tảng hoàn chỉnh cho các dịch vụ Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, từ đó triển khai đồng loạt các dự án về Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử cho Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, triển khai đô thị thông minh tại các tỉnh 06 tỉnh/TP. Viettel đã vận hành hệ thống giám sát an toàn thông tin cho 34 Tỉnh/TP. Bên cạnh đó, hàng loạt dịch vụ nội dung số, thương mại điện tử, lưu trữ dữ liệu… liên tục được Viettel cho ra đời và làm mới, ngày càng đi vào cuộc sống.

Năm 2020, Viettel tiếp tục khẳng định vị thế đứng đầu về an ninh mạng tại Việt Nam, doanh thu trong lĩnh vực tăng trưởng 54% so với năm 2019. Viettel được Bộ TT&TT đánh giá cao trong việc làm chủ các công cụ giám sát, quản lý và tác chiến trên không gian mạng để bảo vệ người dùng trên Internet, bảo vệ các hệ thống, bảo vệ chủ quyền số quốc gia trước các thông tin độc hại từ bên ngoài.

Trên cơ sở hạ tầng kết nối viễn thông lớn nhất nước và các nền tảng đã hoàn chỉnh, Viettel tiếp tục thực hiện sứ mệnh tiên phong và chủ lực kiến tạo xã hội số, đóng góp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Chia sẻ về Chiến lược phát triển các giải pháp số, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel – Thiếu tướng Lê Đăng Dũng khẳng định: “Năm 2021, Viettel sẽ đẩy mạnh tham gia hiện đại hóa, chuyển đổi số tất cả các ngành, lĩnh vực – đặc biệt là các dịch vụ công như thuế, hải quan, tư pháp... Đặc biệt, trong bất cứ hoàn cảnh nào, thế giới có công nghệ gì thì Viettel phải tiên phong và chủ lực công nghệ đó tại Việt Nam. Việt Nam giờ sẽ không đi chậm hơn nữa, nhất định phải song hành với thế giới về công nghệ”.

Nhật Xuân
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm