Xã hội số

Xu hướng sử dụng và tìm kiếm trên Internet của người Việt đang thay đổi như thế nào?

DNVN - Theo nghiên cứu của Hootsuite về "Digital năm 2020" thì Việt Nam là một trong những nền kinh tế số phát triển nhất châu Á. Theo một báo cáo gần đây của công ty REVU Việt Nam về xu hướng người dùng Goolge Search đã mang lại những cái nhìn mới về xu hướng người dùng và xu hướng ngành hàng nổi bật trong năm vừa qua.

Facebook và YouTube vẫn thống trị mạng xã hội ở Việt Nam / 2 clip quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam trên YouTube vượt mốc 1 triệu lượt xem

Theo nghiên cứu của Hootsuite về "Digital năm 2020" thì Việt Nam là một trong những nền kinh tế số phát triển nhất châu Á. Theo một báo cáo gần đây của công ty REVU, Việt Nam về xu hướng người dùng Goolge Search đã mang lại những cái nhìn mới về xu hướng người dùng và xu hướng ngành hàng nổi bật trong năm vừa qua.

Năm 2020, Việt Nam có hơn 68 triệu người dùng Internet và dự kiến sẽ vượt 75,7 triệu vào năm 2023. Hơn 90% trong số đó chủ yếu kết nối Internet qua điện thoại di động. Họ sử dụng Internet để giao tiếp với gia đình, bạn bè đồng nghiệp, để giải trí, học tập và làm việc, sau đó là mua sản phẩm, học cách quản lý tiền bạc và nắm bắt xu hướng chăm sóc sức khỏe mới nhất.

Sự xuất hiện của Covid-19 đã khiến nhiều người ngần ngại khi ra ngoài, ngay cả khi Việt Nam nới lỏng cách ly. Ngày càng nhiều người nghiên cứu sản phẩm cần mua trên Internet, nhiều thông tin trước đây khó tiếp cận thì giờ chỉ cần 1 cú click chuột. Người dùng được thúc đẩy người dùng chuyển đổi từ thế giới thực sang thế giới số. Từ đó, trải nghiệm trong thế giới số sẽ trở nên phức tạp hơn và kỳ vọng của người dùng sẽ cao hơn. Thực tế này đã thúc đẩy các doanh nghiệp truyền thống tận dụng kỹ thuật số để chuyển sang tăng tương tác và chính phục khách hàng mới trên mạng, từ đó mang lại cho khách hàng nhiều lựa chọn và kênh mua sắm hơn.

Xu hướng nổi bật trên cả nước trong thời gian qua bao gồm số lượng gia tăng của người dùng Internet ở nông thôn, đây là nhân tố thúc đẩy giai đoạn tiếp theo của kinh tế số. Nền kinh tế sẽ phát triển theo nhu cầu khi mức độ phổ biến của các dịch vụ theo nhu cầu đang gia tăng mạnh trong những năm gần đây. Người tiêu dùng ngày càng trở nên thông thái, nghiên cứu sản phẩm kỹ càng hơn trước khi mua; và họ ngày càng quan tâm tới sức khỏe khi xu hướng theo đuổi lối sống lành mạnh đã nhen nhóm trong vài năm trước và thật sự chỉ phát triển khi đại dịch Covid-19 diễn ra.

Người dùng trực tuyến ở nông thôn – nhân tố chính của giai đoạn tiếp theo của nền kinh tế số

Theo đánh giá thì nền kinh tế số của Việt nam tăng trưởng mạnh ở cả Siêu đô thị và nông thôn. Các thành phố lớn tiếp tục đứng đầu về mức chi tiêu trên mạng. Tuy nhiên, vùng nông thôn Việt Nam, nơi hơn một nửa dân số cả nước đang sinh sống, là thị trường chưa được khai thác nhiều và có tỷ lệ sử dụng Internet phát triển mạnh trong những năm gần đây. Các động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng phải kể tới các chương trình phổ cập điện thoại thông minh đến 100% của Chính phủ thông qua các thiết bị được trợ giá, và những gói dữ liệu thuộc hàng rẻ nhất khu vực.

Trong những năm tới, các khu vực nông thôn này sẽ phát triên rnhanh gấp đôi các thành phố lớn về mức chi tiêu trên mạng. Sẽ có thêm nhiều người tiêu dùng làm quen với Internet và lên mạng sẽ trở thành thói quen hàng ngày của họ. Người tiêu dùng ở nông thôn sẽ có thể tiếp cận với bất kỳ sản phẩm và dịch vụ nào được đưa lên Internet. Hiện nay có 77% người ở nông thôn sử dụng Internet và 91% trong số đó sử dụng Internet mỗi ngày.

Điện thoại di động và internet không còn xa lạ ở nông thôn

Điện thoại di động và Internet không còn xa lạ ở nông thôn.

Google tìm kiếm là công cụ được người tiêu dùng nông thôn sử dụng nhiều nhất khi tìm hiểu thông tin về các loại sản phẩm. Tới 45% người dùng tại nông thôn dùng Goolge tìm kiếm để tìm hiểu về sản phẩm, 24% còn lại thông qua phương tiện truyền thống và 27% sử dụng mạng xã hội. Người dùng tại nông thông sử dụng Google tìm kiếm để tìm hiểu về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó hơn 90% là về hàng may mặc, điện tử gia dụng, mua sắm giải trí, ăn uống, việc làm và giáo dục.

Người dùng ở nông thôn rất thích dùng YouTube. Nội dung đúng ý, dễ tiếp cận là yếu tố chính giúp YouTube được ưa chuộng hơn tivi. YouTube còn được xem là công cụ giúp người dân nông thôn tiến đến gần hơn đến thành công. 97% người dùng nông thôn dùng YouTube hàng tuần và 62% dùng hàng tuần. 69% nhận thấy nội dung online thú vị và đúng ý hơn tivi. 63% cho rằng YouTube dạy cho họ kiến thức và kỹ năng mới trong khi đó 33% nói rằng YouTube có thể xem những nội dung mới nhất nên họ thích hơn xem tivi.

Nền kinh tế theo nhu cầu

Kể từ khi Covid-19 xuất hiện và việc dãn cách xã hội được áp dụng, người tiêu dùng lựa chọn ở nhà và đặt hàng giao tận nơi. 100% là mức tăng của từ khóa "tên nhà bán lẻ + online" so với cùng kỳ năm ngoái. Người Việt đang tìm kiếm sự nhanh chóng và tiện lợi khi mua sắm. Lượt tìm kiếm cho các dịch vụ giao hàng tăng lên rất nhanh với mức tăng khoảng 40%.

 

Nền giáo dục ở Việt Nam cũng đang được số hóa. Thế hệ Z đang bắt đầu sử dụng Internet để được phụ đạo, chia sẻ tài nguyên, tìm kiếm đáp án và nâng cao hiệu quả học tập. 150% là mức tăng trong việc tìm kiếm từ khóa "học trực tuyến" so với cùng kỳ năm ngoái. 1 trong 3 bạn trẻ thuộc thế hệ Z đã học trực tuyến trên điện thoại trong tháng 2 vừa qua. Các từ khóa phổ biến như là "học toán online", "tài liệu học online", "học ngoại ngữ online", "trắc nghiệm online"..

Người Việt cũng bắt đầu có nhu cầu quản lý tài chính nhiều hơn do mối lo lắng ngày càng gia tăng. 33% là mức tăng của số lượt tải xuống các ứng dụng về tài chính khi người tiêu dùng chuyển từ giao dịch tại chi nhánh sang giao dịch trực tuyến. Người dùng cũng muốn học cách quản lý tiền bạc tốt hơn, các từ khóa được tìm kiếm tăng vượt bậc như là "đầu tư chứng khoán" tăng 20%, "thẻ tín dụng" tăng 40%, "bảo hiểm nhân thọ" tăng 30%, "ví điện tử" tăng 40%, "bảo hiểm nhân thọ" tăng 40%. Số lượt tìm kiếm liên quan tới vay tiền trực tuyến cũng tăng vọt với từ khóa "vay tiền online" tăng 20% và từ khóa "app vay tiền" tăng 300%.

Nhu cầu giải trí cũng tăng cao do mọi người ở nhà nhiều hơn, người Việt thường xuyên truy cập vào các nền tảng phát trực tuyến và chia sẻ video để giải trí, tìm thông tin và đọc tin tức.

Các nền tảng video theo yêu cầu như YouTube và Netflix tăng trưởng gấp đôi trong nửa đầu 2020. Ngoài ra thì quản lý sức khỏe cũng trở thành mối quan tâm thường trực hơn khi nhiều người tìm kiếm thông tin về các ứng dụng và thiết bị đeo giúp cuộc sống khỏe mạnh hơn. Từ khóa "thiết bị đeo theo dõi sức khỏe " tăng 50% , "bài tập thể dục tại nhà" tăng 60%, "ứng dụng sức khỏe trên di động" tăng 38%.

Những người mua hàng thông thái

 

Người tiêu dùng ngày càng đặt yêu cầu cao hơn khi tương tác với thương hiệu. Nhiều điểm tiếp xúc, kênh thông tin và lựa chọn hơn đồng nghĩa với việc người tiêu dụng sẽ dạo xem và mua bất kỳ sản phẩm nào họ muốn hay cần qua các kênh trực tuyến và ngoại tuyến. Họ cũng sử dụng các công cụ trực tuyến sẵn có để nghiên cứu và tìm cảm hứng trước khi chốt đơn. Họ không chỉ muốn sản phẩm có chất lượng tốt nhất mà còn muốn trải nghiệm mua hàng cũng phải thật thuận tiện.

Nguồn: khảo sát của Ipsos Global Advisor, 05/2020

Nguồn: khảo sát của Ipsos Global Advisor, 05/2020

Hoạt động mua sắm thay đổi đáng kể do phổ cập Internet và Covid-19. 83% người Việt dành thời gian lên mạng để nghiên cứu sản phẩm trước khi mua và tới 69% sử dụng Google trước khi mua sản phẩm mới. Trải nghiệm mua hàng diễn ra trên nhiều kênh, đa phần người tiêu dùng lựa chọn mặt hàng khi online và mua offline sau đó. Sự thuận tiện là động cơ chính cho lựa chọn mua, nhưng định nghĩa thuận tiện thay đổi tùy theo kiênh bán. 87% người Việt đã dùng Google tìm kiếm và YouTube để xem và mua sắm trực tuyến, họ không dựa vào một nền tảng duy nhất để nghiên cứu và mua online. Những điểm tiếp xúc thôi thúc người dùng mua sắm thì tới 90% là online, 32% tại cửa hàng và 28% theo kênh truyền thông cũ. YouTube trở thành nền tảng để người tiêu dùng nghiên cứu và mua hàng. Tìm kiếm video liên quan đến mua sắm trên YouTub tăng 60% và video liên quan tới "nên mua gì" tăng tới 56% với các sản phẩm phổ biến như son, điện thoại, thức ăn, game và chăm sóc da.

 

Người Việt ngày càng quan tâm tới sức khỏe

Người Việt ngày càng trở nên tin rằng sức khỏe có được là do lối sống, và họ không ngừng cập nhật các sản phẩm, dịch vụ nâng cao sức khỏe, đồng thời làm chủ lối sống của mình. Nhiều từ khóa tìm kiếm đều xoay quanh các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như chất lượng không khí và mức độ ô nhiễm. Hai từ khóa "ô nhiễm không khí" và "máy lọc không khí" đã có mức tăng tìm tiếm tương ứng là 80% và 340%, tiếp theo các từ khóa cũng tăng vượt bậc như "đo ô nhiễm không khí", "app đo ô nhiễm không khí", "máy lọc không khí nào tốt"...

Bên cạnh đó, người dùng cũng ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe. 50% là mức tăng lượt tìm kiếm "thiết bị đeo theo dõi sức khỏe", 38% là mức tăng của lượt tải xuống các ứng dụng thể thao/sức khỏe, 62% là mức tăng thời lượng truy cập danh mục thể dục/chế độ ăn uống của các trang web/ứng dựng. Sự bùng nổ của các thiêt bị theo dõi sức khỏe cho thấy sự đa dạng dấu hiệu sức khỏe mà người dùng muốn kiểm tra hàng ngày. Từ khóa thịnh hành về thiết bị theo dõi sức khỏe có thể kể đến như: theo dõi khả năng sinh sản và rụng trứng, máy theo dõi sức khỏe cá nhân, máy đo huyết áp, phần mềm đếm bước chân...

Và thực phẩm ăn uống chính là yếu tố đi liền với sức khỏe, người dùng tìm kiếm thông tin về sản phẩm lành mạnh hơn với mong muốn nâng cao sức khỏe. 62% người dùng cho biết họ tiêu thụ đồ uống đóng chai sẵn có lợi cho sức khỏe, có thể nhận thấy qua mức tăng những từ khóa tìm kiếm như "nước alkaline" tăng 80%, "thực phẩm hữu cơ" tăng 30%, "bia không cồn" tăng 250%, "ít đường" tăng 100%.

Thời lượng xem các video liên quan tới làm vườn tăng 90%, còn lượt tìm kiếm liên quan tới "chế độ ăn uống lành mạnh" tăng 80% trong đso các từ khóa thịnh hành như ăn keto, thực đơn keto, thực đơn eat clean, detox, nhịn ăn gián đoạn...

 

Có thể nhận định rằng những xu hướng này đã được hình thành từ thời gian trước nhưng đại dịch Covid diễn ra đã làm cho xu hướng trên trở nên nổi bật hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp cần tận dụng những xu hướng này để tạo ra những kênh quảng bá tốt hơn cho sản phẩm của mình.

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm