Khai mạc Lễ hội sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên
ETH VIETNAM 2022: Kết nối các nguồn lực cộng đồng blockchain / Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hiệu quả ứng dụng đám mây
Tham dự buổi khai mạc có lãnh đạo các cục, vụ, viện, trường học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông (NN&PTNT); lãnh đạo các hiệp hội, ngành nghề; lãnh đạo Sở NN&PTNTthành phố Hà Nội, tỉnh Lào Cai và các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên; Đại diện các chủ thể, doanh nghiệp, sở cở kinh doanh, hệ thống siêu thị, sàn giao dịch điện tử; Đại diện các cơ quan ban ngành, thông tấn báo chí của Trung ương và Hà Nội.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNTHà Nội cho biết, sự kiện lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ hội giúp các chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước giao lưu, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực chủ thể OCOP.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội cùng lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai thăm quan gian hàng tại sự kiện.
Sự kiện thu hút hơn 100 gian hàng và trên 2.000 sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của Hà Nội, 19 miền Trung và Tây Nguyên và 20 tỉnh, thành trong cả nước.
Đặc biệt trong sự kiện này, Sở NN&PTNTLào Cai cũng đồng tổ chức Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và sản phẩm OCOP của tỉnh Lào Cai, tạo điều kiện cho các đơn vị phân phối tiêu thụ kết nối và thỏa mãn nhu cầu mua sắm đặc sản vùng miền và sản phẩm OCOP của người tiêu dùng Thủ đô.
Các đại biểu cắt băng khai mạc sự kiện.
Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Trong số đó có 318 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND thành phố Hà Nội công nhận; có trên 11.000 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code. Đó chính là lợi thế của thành phố Hà Nội trong việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP. Đến nay, Hà Nội đã có 1.619 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, chiếm 19% của cả nước (8.340 sản phẩm), trong đó có 4 sản phẩm 5 sao và sản phẩm tiềm năng 5 sao đã trình Bộ NN&PTNTxem xét đánh giá, phân hạng. Năm 2022, Hà Nội phấn đấu đánh giá phân hạng trên 400 sản phẩm OCOP. Các sản phẩm OCOP của thành phố đã nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận rất tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Đó là nhờ sự cố gắng và nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương; sự năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức dám nghĩ, dám làm, tư duy nhạy bén của các doanh nghiệp và người dân.
Tham dự sự kiện có đại diện Sở NN&PTNT của nhiều tỉnh thành.
Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều loại giống cây trồng, vật tư đầu vào còn phụ thuộc vào nhập khẩu, vùng nguyên liệu chưa tập trung, còn lệ thuộc nhiều vào liên kết vùng nguyên liệu đầu vào của các vùng miền trong cả nước, quy mô sản xuất còn nhỏ, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, các tiêu chuẩn quốc tế ngày một khắt khe...
Để sản phẩm OCOP phát triển bền vững, thời gian tới Hà Nội cần tập trung vào đẩy mạnh phát triển xây dựng thương hiệu; Xây dựng quy hoạch, phát triển và liên kết vùng nguyên liệu bề vững; Phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch; Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa; Phát triển và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế...
Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới Hà Nội đồng hành cùng bài viết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo