Xã hội số

Những thay đổi lớn trong xu hướng sử dụng ứng dụng di động của người Việt

DNVN - Hành vi của người tiêu dùng cũng có sự thay đổi mạnh mẽ khi tập người dùng số tại Việt Nam gia tăng khiến cho dư địa phát triển cho các ngành công nghiệp xoay quanh hệ sinh thái điện thoại di động còn rất lớn.

Nghe nhạc trực tuyến trở thành phương thức giải trí phổ biến của người Việt / Trivago hợp tác với TUI Musement kinh doanh các trải nghiệm trên nền tảng số

Đại dịch Covid-19 đã gây ra rất nhiều xáo trộn trong nền kinh tế tuy nhiên khi đại dịch và nền kinh tế dần mở cửa trở lại thì đây là lúc nền kinh tế chuyển dịch sang số hóa và các lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số sẽ có cơ hội phát triển với tốc độ cao hơn.

Hành vi của người tiêu dùng cũng có sự thay đổi mạnh mẽ khi tập người dùng số tại Việt Nam gia tăng khiến cho dư địa phát triển cho các ngành công nghiệp xoay quanh hệ sinh thái điện thoại di động còn rất lớn.

Appota vừa xuất bản báo cáo Ứng dụng di động 2021, báo cáo tiếp theo trong chuỗi báo cáo thị trường mobile hàng năm của Appota. Ấn phẩm lần này có nội dung đề cập đến thị trường bán lẻ smartphone, thị phần smartphone tại thị trường Việt Nam theo các tiêu chí khác nhau.

Nửa cuối năm 2020 chứng kiến làn sóng thứ hai của Covid-19, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không còn lớn như làn sóng thứ nhất do Chính phủ đã kiểm soát tốt dịch bệnh. Kinh tế dần mở cửa trở lại đã khiến GDP quý 3 và 4 tăng trưởng vượt trội. Việt Nam đã kết thúc năm 2020 với tăng trưởng GDP dương 2,91%. Dịch bệnh không còn quá nhiều ảnh hưởng trực tiếp khiến các xu hướng về smartphone và ứng dụng di động vẫn đi theo xu hướng cũ. Thị trường smartphone Việt vẫn được dẫn đầu bởi hai thương hiệu Samsung và Apple, tuy nhiên người Việt đang có xu hướng tải và sử dụng các ứng dụng nhiều hơn so với năm 2019. Thị trường trò chơi di động đang thu hút được rất nhiều người dùng mới với doanh thu tăng trưởng mạnh trong năm 2020 vừa qua. Đặc biệt là các trò chơi nhập vai và eSports đang là các thể loại trò chơi di động phổ biến nhất.

Thị trường quảng cáo di động không có quá nhiều sự thay đổi lớn, tổng số tiền chi tiêu cho thị trường quảng cáo digital và quảng cáo trên di động gần như không có sự thay đổi đáng kể so với năm 2019. Tuy nhiên việc người dùng Việt có xu hướng tải các ứng dụng nhiều hơn đang khiến cho việc quảng cáo trên các ứng dụng được xem trọng và phổ biến hơn.

Thị trường thanh toán điện tử và thương mại điện tử tuy ghi nhận là một xu hướng bùng nổ sau đại dịch và gia tăng một lượng lớn người dùng mới nhưng xét về mặt doanh thu thì không có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này có thể lí giải bởi các tác động kinh tế do đại dịch đã khiến tạo ra tình trạng bất ổn về tâm lý của người dùng, khiến cho sức mua của người tiêu dùng Việt phần nào bị hạn chế. Thị trường thương mại điện tử cuối năm trở nên vô cùng sôi động với các dịp lễ hội mua sắm lớn diễn ra, các ông lớn thương mại điện tử đều tận dụng tốt thời điểm vàng để cạnh tranh và quảng bá cho thương hiệu của mình.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, trong đó có 64% các thuê bao đã kết nối 3G và 4G. Tỷ lệ dân số sử dụng Internet cũng chiếm 70%, lượng người dùng sử dụng Internet qua thiết bị di động chiếm khoảng 95% và trung bình họ dùng 3h18 để sử dụng Internet qua di động. Đây là con số khá ấn tượng, chứng minh smartphone đang được ưu tiên làm thiết bị kết nối chính nhờ sự tiện lợi và phổ biến.

Nhờ giá thành rẻ, dễ tiếp cận với giá bình quân thuê bao khoảng 260.000 VNĐ/tháng, cùng với đó là chất lượng Internet ngày càng được cải thiện, hiện nay đã đạt tới 60,88 Mbps, tăng khoảng 40,7% so với năm 2019 đã khiến Internet được phủ sóng rộng rãi, đưa Việt Nam nằm trong TOP 12 những quốc gia có giá thành Internet rẻ nhất trên toàn cầu và đứng thứ 2 Đông Nam Á về tốc độ Internet trên di động.

Internet


Trong các ứng dụng mạng xã hội, Facebook và Youtube là 2 mạng xã hội trên di động được sử dụng nhiều nhất. Tính đến tháng 12/2020, dân số Việt Nam đạt hơn 97,3 triệu người, trong đó có 72 triệu người sử dụng mạng xã hội tương đương 73% dân số.

Mạng xã hội, ứng dụng xem phim và nhắn tin là các loại ứng dụng phổ biến nhất mà người dùng Việt sử dụng. Vì vậy Facebook và Youtube cũng là hai ứng dụng mà người dùng dành nhiều thời gian nhất với lần lượt chiếm 25% và 12% thời gian khi sử dụng trên điện thoại di động.

Đối với các ứng dụng nhắn tin, Zalo đã vượt qua Facebook Messenger để trở thành ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất, chiếm 6% - 7% thời gian sử dụng. Ngoài ra còn nhiều ứng dụng khác cũng được người dùng ưa chuộng như Skype, Viber, Wechat.

Các nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất

Các nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất.

Một mạng xã hội khác là Instagram thậm chí đã bị Tiktok vượt mặt trong cuộc khảo sát này khi chiếm tới 4% lượng sử dụng. Sự thành công của TikTok với định dạng video ngắn trong năm 2020 cũng là bằng chứng cho thấy thị trường ứng dụng video ngắn sẽ còn tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới. Đặc biệt trong năm 2021 khi YouTube và Instagram sẽ gia nhập thị trường này với YouTube Shorts và Instagram Reels. Instagram Reels hiện nay đã chính thức update tính năng này tại Việt Nam trong khung tìm kiếm, còn YouTube Shorts hiện đang trong quá trình thử nghiệm. Với lợi thế tích hợp sẵn trên nền tảng YouTube và Instagram vốn đã nổi tiếng và sở hữu tập người dùng đông đảo cùng số lượng nhà sáng tạo nội dung lớn hơn TikTok rất nhiều. Vì vậy tính năng video ngắn của YouTube và Instagram dù gia nhập thị trường muộn nhưng chắc chắn sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với TikTok.

Cũng theo báo cáo của Appota, cụ thể thời gian trung bình mỗi ngày sử dụng di động đã có mức tăng trưởng trong năm 2020 là 25%, từ 4 giờ/ngày lên 5,1 giờ/ngày.

Lý do tác động lớn nhất dẫn đến sự gia tăng này là do tác động của COVID-19 và khoảng thời gian giãn cách xã hội trước đó đã làm thay đổi thói quen và gia tăng thời gian tương tác với thế giới thông qua smartphone. Nhờ tỷ lệ sở hữu điện thoại di động cao và tỷ lệ hấp thụ tốt, các ứng dụng tại Việt Nam đang có được thuận lợi trong việc phân phối với lượt tải mỗi ứng dụng nhiều hơn 170% so với mức trung bình toàn cầu. Vì vậy, đây cũng là nơi đặt quảng cáo hiệu quả cho các nhãn hàng muốn tiếp cận lượng người dùng đông đảo trong nước.

Đối với thiết bị điện thoại di động, trong quý 3/2020, thị trường smartphone chính hãng chứng kiến Xiaomi là cái tên nổi bật khi có sự tăng trưởng tới 114% so với quý 2/2020.

 

dd


Apple và Realme là hai thương hiệu đã không còn nằm trong Top 5 tại Việt Nam trong Quý 2. Trong quý 2/2020, Apple là cái tên nổi bật nhất với doanh số tăng trưởng 197% so với cùng kì năm 2019. Tại Việt Nam việc iPhone chính hãng trở nên phổ biến thay thế hàng xách tay tại các đơn vị bán lẻ cũng như sự thành công của iPhone 12 series đã khiến Apple lọt Top 4 thương hiệu smartphone tại Việt Nam với mức tăng trưởng rất lớn.

Trong nửa cuối năm 2020, đối với sự so sánh thị phần hệ điều hành, thị phần iOS đang có xu hướng gia tăng. Điều này cũng là kết quả của việc Apple đã đạt số lượng doanh thu tốt tại Việt Nam trong nửa cuối năm. Sự thành công của Apple trong doanh số bán hàng đã kéo thị phần iOS tại Việt Nam có sự gia tăng trong quý 4/2020.

 

Xét theo số lượng thiết bị thực tế, không có quá nhiều thay đổi trong Top 5 khi Samsung, Apple, Oppo, Xiaomi và Huawei là năm thương hiệu phổ biến nhất. Nokia xếp thứ 6 trong quý III nhưng đã bật khỏi Top 6 và nhường chỗ cho Vivo trong quý 4.

Trong khảo sát công bố bởi Q&Me, tần suất sử dụng smartphone của người tiêu dùng Việt đã có sự tăng trưởng đáng kể vào năm 2020. Cụ thể thời gian trung bình mỗi ngày sử dụng gia tăng 25% từ 4 giờ/ngày lên 5,1 giờ/ngày.

Số lượng ứng dụng sử dụng trung bình mỗi tuần cũng tăng 31% từ trung bình 16,8 ứng dụng lên 22,1 ứng dụng. Lí do lớn nhất dẫn tới sự gia tăng này là do tác động của Covid-19 và khoảng thời gian giãn cách xã hội trước đó đã làm thay đổi thói quen và gia tăng thời gian tương tác với thế giới qua smartphone của người Việt.

Các trò chơi di động vẫn là loại ứng dụng được tải nhiều nhất trên cả hai nền tảng iOS và Android, tuy vậy người dùng Android có thiên hướng chơi game trên di động nhiều hơn so với iOS khi games chiếm 64,5% lượt tải trên Android so với iOS là 41,2%, Sau đó là tới những ứng dụng chụp ảnh, mạng xã hội và giải trí khác.

Một ứng dụng có mức tăng trưởng vượt bậc đó là ứng dụng giao gọi đồ ăn. Trước đây các ứng dụng giao đồ ăn không phổ biến tại Việt Nam do nhu cầu và thói quen của thị trường chưa lớn. Kể từ năm 2017 khi các ứng dụng đặt xe chuyển hướng và mở rộng mảng dịch vụ sang giao nhận đồ ăn, điện hình như Grab và GoJek. Thị trường giao đồ ăn trở nên sôi động với sự cạnh tranh của nhiều đối thủ, các khuyến mãi lớn để thu hút người dùng được tung ra liên tục khiến đây trở thành một xu hướng mới.

 

Trong năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bùng nổ đã tạo nên cú hích rất mạnh cho ngành dịch vụ này. Năm 2016, số lượng người sử dụng dịch vụ này thường xuyên (ít nhất một lần/tuần) chỉ chiếm 20%, thì năm 2020 đã đạt đến 80%. Điều đặc biệt đó là với sự xuất hiện dày đặc của các ứng dụng đặt đồ ăn trên smartphone đã khiến cách sử dụng dịch vụ này có sự thay đổi. Cụ thể trong khảo sát năm 2020 của Q&Me, tỉ lệ đặt đồ ăn qua ứng dụng di động bên thứ 3 đã đạt 82% so với năm 2018 chỉ là 58%. Hình thức gọi điện trực tiếp để đặt hàng đã không còn phổ biến khi sụt giảm từ 71% - 23%.

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm