Xã hội số

Top 5 thành phố phát triển bền vững tại châu Âu

DNVN - Tiên phong trong việc triển khai các hoạt động phát triển bền vững trên thế giới, các quốc gia tại châu Âu hiện đang đi đầu trong việc vận hành xã hội và nền kinh tế thân thiện với môi trường.

Sàn giao dịch tác phẩm nghệ thuật điện tử NFT: Xác thực bằng blockchain, chống sao chép / Bình Dương: Người dùng điện thoại thông minh phải cài đặt Bluezone, khai báo y tế bằng QR-Code

Châu Âu là khu vực có tỉ lệ đô thị hoá cao với 2/3 dân số sống tại các thành phố. Châu Âu khuyến khích người dân sống tại khu vực đô thị và thành phố nâng cao tinh thần phát triển bền vững bằng việc đưa ra các giải thưởng công nhận chính thức. Giải thưởng Đô thị Xanh Châu Âu (European Green Capital Award - EGCA) được trao cho thành phố dẫn đầu phong trào hướng tới cuộc sống đô thị thân thiện với môi trường.

Năm 2021, Lahti, thành phố thuộc Phần Lan đã giành được giải thưởng này. Ngoài EGCA, Giải thưởng Lá xanh châu Âu (European Green Leaf Award), đồng tổ chức bởi Phần Lan và Bulgaria, hướng tới những thành phố có quy mô nhỏ hơn, từ 20.000 đến 100.000 dân. Cùng tìm hiểu về những sáng kiến phát triển bền vững đã và đang được áp dụng tại các thành phố tại châu Âu nhằm hoàn thành các tiêu chí trong Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc dưới đây:

Mạng giao thông bền vững: Lisbon

Thủ đô của Bồ Đào Nha là thành phố dẫn đầu châu Âu về mạng lưới giao thông bền vững. Dựa vào khí hậu đại dương dễ chịu, chính quyền địa phương đã thực hiện các biện pháp hiệu quả để hạn chế sử dụng ô tô và ưu tiên giao thông đường bộ, di chuyển bằng xe đạp và phương tiện giao thông công cộng. Hơn nữa, Lisbon đã khởi động dự án sử dụng chung xe đạp vào năm 2017, trong đó xe đạp điện chiếm 2/3 tổng số. Do đó, người dân được khuyến khích đi xe đạp ngay cả ở những khu vực đồi núi, đồng thời việc sử dụng các phương tiện chạy bằng nhiên liệu thay thế cũng được đẩy mạnh. Lisbon tự hào với kỷ lục có đến 516 điểm sạc xe điện, là mạng lưới điểm sạc lớn nhất trên thế giới.

Lisbon, thủ đô của Bồ Đào Nha là thành phố dẫn đầu châu Âu về giao thông bền vững

Lisbon, thủ đô của Bồ Đào Nha là thành phố dẫn đầu châu Âu về mạng lưới giao thông bền vững

Khí hậu bền vững: Vienna

Năm 2021, Vienna, thủ đô của Áo, sẽ hoàn thành chương trình bảo vệ khí hậu lâu dài (KLiP), hiện đang bước vào giai đoạn cuối. Các tiêu chí cụ thể của chương trình liên quan đến việc cung cấp năng lượng, sử dụng năng lượng, giao thông, cơ sở hạ tầng đô thị, quy trình mua sắm, quản lý chất thải, nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên và quan hệ công chúng.

KLiP được xây dựng từ Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất Rio năm 1992 nhằm hướng đến mục đích giảm 14% lượng xả khí nhà kính mỗi năm trong giai đoạn 2008-2012 dựa trên các tiêu chuẩn từ năm 1990. Sau đó, vào năm 1998, các kế hoạch khác được phát triển để giảm lượng khí thải carbon bao gồm ÖkoKauf Wien (EcoProcurement Vienna).

Vienna, thủ đô của Áo, sẽ hoàng thành ​​chương trình bảo vệ khí hậu dài hạn của mình, được gọi là KLiP, hiện đang trong giai đoạn cuối.

Vienna sẽ hoàn thành ​​chương trình bảo vệ khí hậu dài hạn của mình (KLiP) vào cuối năm nay.

 

Tuyến đường thủy bền vững: Oslo

Hầu hết các thành phố lớn tại châu Âu đều nằm ở vị trí bên bờ sông. Vị trí địa lý này thường bị lãng quên khi các thành phố xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động phát triển bền vững trong việc sử dụng nguồn tài nguyên đất và mở rộng không gian xanh.

Thủ đô Oslo của Na Uy có 10 tuyến đường thủy chính, chiếm tổng cộng 354km chiều dài các sông và suối. Trước đây, sông suối tại Na Uy bị che phủ do ô nhiễm, nước thải để phục vụ quá trình phát triển đô thị. Đến nay, hệ thống kênh rạch và sông suối đang dần được mở trở lại.

Chính quyền địa phương hy vọng việc này sẽ giúp ngăn lũ lụt, đồng thời tăng sự đa dạng sinh học, chất lượng nước và mở ra các hoạt động giải trí cho người dân, chẳng hạn như câu cá nước ngọt. Trong những năm 2010, 2.810m đường thủy đã được mở lại và thành phố có kế hoạch mở thêm 30 đoạn đường thủy, tương đương 8km trong thập kỷ tới. Chính quyền địa phương cũng đề ra kế hoạch thiết lập các hệ thống làm sạch tự nhiên như bể lắng và thảm thực vật dày ở vùng nước nông để hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa.

Oslo, thủ đô của Na Uy

Oslo, thủ đô của Na Uy

 

Nền kinh tế bền vững: Helsinki

Vào năm 2019, Helsinki đã phát động cuộc thi năng lượng quốc tế nhằm tìm kiếm giải pháp thay thế bền vững cho than đá. Helsinki đặt mục tiêu trở thành thành phố “trung tính với carbon” (giảm sự gia tăng ròng của khí thải nhà kính) vào năm 2035. Nơi đây được Monocle xếp hạng là thành phố đáng sống nhất thế giới (2011) và được xếp hạng thứ 9/140 thành phố trong cuộc khảo sát của Economist Intelligence Unit (2016) về điều kiện sống. Helsinki cũng đồng thời là thành phố nổi trội tại châu Âu trong lĩnh vực phát triển bền vững, nhất là ở khía cạnh kinh tế.

Ở cấp độ quốc gia, khoảng 1/4 lao động Phần Lan làm việc trong các dịch vụ công của chính phủ như chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em và giáo dục. 7% làm việc trong các công ty nhà nước như hãng hàng không quốc gia Finnair. Helsinki đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, đóng góp khoảng 1/3 tổng GDP của Phần Lan. Tính bền vững của mô hình kinh tế là kết quả của sự chuyển đổi thành công từ nền kinh tế công nghiệp nặng sang dịch vụ, CNTT và kinh tế khu vực công. Helsinki nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thích ứng chuyên nghiệp và tận dụng nguồn lực tài chính cần thiết để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi trên quy mô theo vùng và quy mô quốc gia.

 

Helsinki được cho là nơi đi đầu với mục tiêu carbon-neutral vào năm 2035

Helsinki là thành phố tiên phong với mục tiêu carbon-neutral vào năm 2035

Đổi mới bền vững: Berlin

Khi phân tích sự phát triển bền vững tại các thành phố châu Âu, công nghệ được coi là một lĩnh vực vô cùng thiết yếu. Ngày nay, công nghệ là những phát triển vượt bậc được áp dụng rộng rãi hơn bao giờ hết và nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực chính của nền kinh tế. Trong khi đó, kiến thức về kỹ thuật số đã và đang trở thành loại tài nguyên về kinh tế và xã hội có giá trị.

Trong vòng 5 đến 10 năm, những thành phố hướng đến phát triển mô hình đổi mới bền vững - mô hình hòa nhập xã hội và thân thiện với môi trường - dự kiến ​​sẽ dẫn đầu bảng xếp hạng bền vững trên toàn cầu. Hiện tại, thủ đô Berlin của Đức dường như đã sẵn sàng để được nhận danh hiệu này. Berlin là môi trường lý tưởng và đa dạng nhất dành cho lĩnh vực khoa học và nghiên cứu ở Châu Âu và được biết như khu vực khởi nghiệp năng động và phát triển nhanh chóng.

 

Các doanh nghiệp như Zalando và Soundcloud đều đặt trụ sở chính tại đây và Berlin không ngừng thu hút các công ty quốc tế nhờ sự phát triển công nghệ và vị trí có tính liên kết mạnh mẽ ở trung tâm Châu Âu. Đây cũng là lý do tại sao thành phố này trở thành địa điểm thường xuyên đăng cai các cuộc họp, hội nghị và đại hội lớn trên thế giới.

Đổi mới và phát triển bền vững ở Berlin chủ yếu liên quan đến lĩnh vực y tế, CNTT, điện tử và truyền thông. Để duy trì vị thế như môi trường dẫn đầu trong sáng tạo đổi mới, liên bang Brandenburg đã soạn thảo một bản chiến lược thúc đẩy thế mạnh tổng hợp giữa các bên liên quan như: giảng viên đại học, tổ chức tư vấn, nhà thống kê, kỹ thuật viên, kỹ sư khoa học máy tính và thậm chí cả các nhà đầu tư.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm