Cơm bình dân: Nỗi ám ảnh của sĩ tử mùa thi
Suýt bỏ thi vì ngộ độc thực phẩm
Đến quán cơm các khu vực tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng như Cầu Giấy, Thanh Xuân mới thấy ngoài cửa thì chen chúc, xếp hàng kéo dài; trong nhà thì ai cũng cố ăn cho nhanh vì quán ngột ngạt, bí bách.
“Có hôm xếp hàng đợi gần 15 phút, toát hết mồ hôi mới được ăn cơm. Lúc đó thì mệt chẳng muốn ăn. Nhìn em gái mà thương, ăn thì không hợp khẩu vị, có hôm nó cứ kêu đau bụng, đi ngoài cả đêm, không ôn được, chắc do thức ăn không đảm bảo vệ sinh vì trời nóng thức ăn lại để cả ngày. Nhiều khi phải ăn vội do quán ngột ngạt và đông nên hai anh em mua cơm hộp về phòng trọ để ăn”, anh Lê Đức Quân ( Triệu Sơn, Thanh Hóa) cho biết.
Còn Nguyễn Thị Minh T, sinh viên năm thứ hai Trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội thì không thể quên đợt ngộ độc cách đây 2 năm, khiến T. suýt phải bỏ thi. “Trước hôm thi đại học 1 ngày, em phải vào viện vì bị ngộ độc thức ăn ở quán cơm gần khu trọ ở Mai Dịch, Cầu Giấy. Sau khi 2 bố con ăn cơm bình dân về, chỉ mấy tiếng sau em đã bị nôn ói và tiêu chảy cấp”, em T kể lại.
Còn trường hợp của Lê Đức C., sinh viên năm cuối trường Đại học quốc gia Hà Nội thì trong tình cảnh dở khóc dở cười khi bị đi ngoài trong suốt kỳ thi. C cho biết lúc đó phải cố nhịn vì đang trong giờ thi. “Đến giờ vẫn thấy sợ cảnh đó”, C. kể.
Còn bác Nguyễn Văn T. (Ninh Bình), phụ huynh đưa con đi thi thì bày tỏ: “Cũng biết là không đảm bảo vệ sinh đâu nhưng mà vẫn phải ăn. Mình ở xa đến thì phải chấp nhận, chỉ sợ ảnh hưởng đến việc thi cử của con. Nhiều bữa nó kêu khó ăn, đầy bụng, cũng lo lắm”.
Những kinh nghiệm “vàng”
Vào những ngày thi, tốt nhất khi đến các quán cơm, các sĩ tử nên chọn những món ăn đơn giản, không chiên rán (vì các món chiên rán thường tẩm ướp nhiều) như thịt sốt cà chua, súp sườn với khoai tây hoặc bí đỏ, thịt xào rau đỗ, rau luộc…
Nông Thị Ngọc Hiền (sinh viên năm cuối trường Đại học sư phạm Hà Nội 1) cho biết: “Thời điểm đi thi trước đây, em toàn chọn những món thường ngày hay ăn. Không ăn thức ăn lạ, khó tiêu hoặc những thức ăn mà đã từng gặp rắc rối khi ăn chúng. Đặc biệt em không ăn các loại thức ăn còn sống như nem chua, nem chạo, tiết canh, mắm tôm, hải sản sống, gỏi cá…”.
Nguyễn Thị Huyền (sinh viên năm thứ Nất trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) thì cho rằng: “Không nên ăn các loại rau sống, nước uống có nhiều màu sắc, không uống nước đá… vì dễ rối loạn tiêu hóa”.
Theo DT
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
FPT sẽ mở văn phòng đại diện giáo dục tại Nhật Bản