"Nỏ thần" An Dương Vương: Bằng chứng về chủ quyền của người Việt từ thủa hồng hoang
Người phục dựng "nỏ thần" trong truyền thuyết / Nỏ thần của An Dương Vương và Loa Thành 9 vòng ốc là có thật?
Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tự hào, tất cả những người lính Cụ Hồ đều có chung một khái niệm về đất nước Việt Nam. Đó là nơi mà tổ tiên của chúng ta đã được sinh ra bởi mẹ Âu Cơ, bố Lạc Long Quân, rồi đến các vua Hùng và được đánh dấu bởi nỏ thần An Dương Vương. Nỏ thần một phát bắn giết hàng vạn quân giặc đã để lại dấu vết quá rõ ràng không chỉ trong truyền thuyết mà còn trong hàng chục cuốn sử sách chính thống của ta và Trung Hoa.
“Với tư cách là một người Việt, tôi xin được bày tỏ sự trân quý tới các bậc tổ tiên Âu Lạc, những con người vĩ đại đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong lịch sử để con cháu qua hàng nghìn năm chiến tranh mất mát vẫn còn đó mà biết về nguồn gốc của dân tộc đời đời, mà dấu tích rõ nhất về nguồn gốc của dân tộc Việt đó là nỏ thần An Dương Vương. Nỏ thần An Dương Vương chính là bằng chứng về chủ quyền của đất nước Việt Nam từ thủa hồng hoang”, tướng Hiệu nói.
Theo tướng Hiệu, tất cả những người lính dù chưa nhìn thấy nỏ thần bao giờ nhưng cũng đều tin tưởng rằng nỏ thần An Dương Vương tồn tại, cùng với thành ốc Cổ Loa. Đó là niềm tin về nỏ thần khi bắn giặc chết đầy đồng, tin vào câu truyện Mỵ Châu, Trọng Thủy và hành động mất cảnh giác của vua An Dương Vương. Tin vào sự tồn tại của nỏ thần tức là tin vào sự tồn tại về đất nước Việt Nam ta từ thủa hồng hoang, từ lúc bắt đầu có loài người. Bất cứ ai là người Việt Nam, sâu trong tâm khảm đều ý thức được rằng, người Việt chúng ta đã xây thành Cổ Loa hình ốc, chế tạo ra nỏ thần bắn một phát giết vạn quân giặc. Đó là một điều quá rõ ràng trong tâm chí của tất cả những ai là người Việt.
Từ năm 2019, kỹ sư của tập đoàn hàng không vũ trụ Nga Almaz Antey Vũ Đình Thanh đã giới thiệu với Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về việc nghiên cứu chế tạo một loại nỏ bắn đồng loạt cùng lúc hàng loạt mũi tên đồng Cổ Loa. Kỹ sư Thanh là người trực tiếp tham gia chế tạo các hệ thống vũ khí tinh vi, bên cạnh anh có những nhà khoa học có thể nói là giỏi nhất Nga, giỏi nhất thế giới trong lĩnh vực cơ học, công nghệ chế tạo vũ khí.
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nói với anh Thanh, ông cũng như tất cả mọi người Việt Nam chỉ công nhận đó là nỏ thần An Dương Vương nếu cái nỏ đó bắn được như trong truyền thuyết. Mà không chỉ là truyền thuyết, tất cả các sử sách chính thống đời xưa như Đại Việt Sử Ký toàn thư và hàng loạt cuốn sử của ta và Trung Hoa đều ghi rõ về nỏ thần một lần bắn giết 300 tên hoặc, một lần bắn là giặc thây chết đầy đồng, mỗi lần bắn là giặc phải lui. Không bắn được như thế thì rõ ràng không phải là nỏ thần.
Tướng Hiệu nhấn mạnh rõ với anh Thanh, khi động đến lịch sử chúng ta phải tuyệt đối tôn trọng lịch sử, sử ghi thế nào thì nếu phục dựng phải đúng như thế, ngày xưa vua còn không được can thiệp vào người chép sử. Đó là một yêu cầu thật khắt khe tưởng chừng như không thể thực hiện được vì một loại vũ khí hủy diệt như thế đến ngày nay tức là sau thời vua An Dương Vương còn khó có thể làm được nữa là thời vua An Dương Vương cách chúng ta 2300 năm.
Nhưng nếu thứ vũ khí đó mà tồn tại thì rõ ràng chủ quyền của đất nước chúng ta được khẳng định và là lý giải vì sao chúng ta chiến thắng 50 vạn quân Tần, lý giải vì sao chúng ta ngày nay vẫn nói tiếng Việt vì 1000 năm Bắc thuộc chỉ là sự đô hộ trên danh nghĩa mà thôi.
“Đến ngày hôm nay, tôi có thể khẳng định là kỹ sư Thanh đã làm được theo yêu cầu của tôi. Hãy tự cùng nhau nghiên cứu và xem xét kỹ lưỡng thực nghiệm của anh Thanh, phản biện một cách nghiêm khắc nhất vì tổ tiên của mình, hãy vì mình để biết nguồn gốc của chúng ta là ai, chúng ta từ đâu ra”, tướng Hiệu đề xuất.
Tướng Hiệu khẳng định những thực nghiệm của kỹ sư Thanh không đơn giản, đòi hỏi sự tập trung, đào sâu suy nghĩ vì có bằng cấp có thể còn chưa hiểu được nữa là những người dân bình thường. Với kinh nghiệm sử dụng vũ khí, tướng Hiệu cho rằng, bạn đọc cần nhìn kỹ video nỏ bắn bằng ống của kỹ sư Thanh bắn loạt 12 mũi tên đồng Cổ Loa bay rất xa, có thể tới 200 m.
Kỹ sư Thanh đã có bằng độc quyền sáng chế toàn thế giới về loại nỏ bắn bằng ống, bắn đồng loạt cùng lúc đến hàng nghìn mũi tên đồng Cổ Loa. Cái nỏ hiện tại của anh rất nhỏ, chỉ có một tầng cánh thế mà đã bắn tận 12-15 mũi tên đồng Cổ Loa xa tới cả 200 m, nếu làm cái nỏ thật to, dài chừng 20m, một lần bắn 300 -3000 mũi tên đồng Cổ Loa hoặc nhiều hơn nữa.
“Nếu chú ý quan sát, các bạn có thể nhìn thấy hiệu ứng ánh sánh khi mặt trời chiếu vào chùm mũi tên khi bay ra khỏi nỏ. Chùm mũi tên đó có 12 mũi tên đồng Cổ Loa thôi, nếu chùm mũi tên đó là hàng trăm hoặc hàng nghìn mũi tên đồng Cổ Loa mới được đúc thì chắc chắn sẽ tạo nên một vầng hào quang rực rỡ mà người xưa gọi là kim quang, đó là lý giải vì sao nỏ thần gọi là kim quang linh trảo thần nỏ. Rất đáng tiếc là chỉ một số ít các chuyên gia về vũ khí tại Việt Nam hiểu được tầm quan trọng phát minh của kỹ sư Thanh”, tướng Hiệu giải thích.
Nếu biết cách áp dụng độc quyền sáng chế của kỹ sư Thanh thì hoàn toàn có thể bắn cùng lúc hàng nghìn mũi tên đồng Cổ Loa xa đến cả 1000 m. Nỏ Thần An Dương Vương - thành tựu khoa học của người Việt xưa mãi mãi là bí mật công nghệ đối với rất nhiều người. Nếu không biết nguyên lý bắn, chùm tên bắn bằng ống sẽ chỉ bay ra khỏi ống có vài mét, không thể bay xa được hàng trăm mét như nỏ thần phục dựng của kỹ sư Thanh.
Qua lời giải thích của kỹ sư Thanh kết hợp với thực tiễn hàng chục năm chiến đấu và phụ trách kỹ thuật của quân đội nhân dân Việt Nam, tướng Hiệu giải thích: Các cựu chiến binh trong kháng chiến chống Mỹ hẳn đều nhớ lại loại đạn cực kỳ nguy hiểm mà quân Mỹ đã sử dụng đó là đạn tổ ong hoặc là đạn chùm rải đinh. Khi quân ta xung phong quân Mỹ chỉ cần bắn một quả đạn pháo 105 mm trong đó có chứa hàng nghìn cái đinh bé tí, quả đạn pháo đó nổ tung các đinh bé tí ấy ở độ cao 50 m trên đầu quân ta. Hàng nghìn cái đinh bé tí đó lao vào đầu vào vai quân ta gây ra thương vong đồng loạt trên diện rộng .
Những cái đinh nhỏ trong đầu đạn 105 mm đó được nổ tung lên và rơi xuống đất chỉ nhờ sức hút của trái đất. Ngoài đạn tổ ong, máy bay đầm già của giặc Mỹ cũng rải đinh vào đội hình hàng quân của quân ta gây ra thương vong rất lớn. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, không quân các đế quốc không dùng bom mà chỉ rải các mũi tên bay bằng sắt gọi là frechette xuống đội hình kỵ binh và bộ binh gây ra thương vong cực lớn. Các frechette này rơi nhanh dần đều xuống đất cũng chỉ nhờ lực hút của trái đất.
Như vậy chắc là ai cũng đoán ra, quân đội Âu Lạc cách đây 2300 năm đã đặt nỏ thần ở trên cao, chế tạo ra các mũi tên đồng Cổ Loa và chùm mũi tên đồng đó với vầng hào quang rực sáng cả ngàn năm lao vào đội hình tập trung của giặc từ trên cao đâm vào đầu vào vai quân địch khiến cho toàn bộ quân địch bị chết.
Kỹ sư Thanh đã lý giải rất chính xác, nếu đặt nỏ thần ở độ cao 50 m thôi thì chùm kim quang hàng nghìn mũi tên được bắn ra từ nỏ thần đó sẽ xuyên giáp giặc kể cả ở khoảng cách xa 1000 m tức là cuối tầm tên. Nếu đặt cao hơn, ở độ cao 300 m thì chùm kim quang hàng nghìn mũi tên đó đủ sức một mũi tên xuyên táo cả 10 tên giặc. Chính vì thế tòa thành tiên xây Cổ Loa có hình con ốc với chín vòng lên cao để theo con đường xuyên các vòng ốc lên cao đó người xưa xây được thành Cổ Loa cao như núi Côn Lôn, đồng thời cơ động được nỏ thần từ dưới lên trên và quay đi mọi hướng .
Bên cạnh đó, các mũi tên đồng Cổ Loa mà khảo cổ đào được hoàn toàn trùng hợp về hình dáng và kích thước với các mũi tên bay flechette trong thế chiến thứ nhất với đầu nặng để bảo đảm khi rơi từ trên xuống thì phần đầu nhọn sẽ đâm xuống trước lao vào đầu giặc. Nếu ai quên kiến thức vật lý thì hãy xem lại bài toán vật lý lớp 10 tính vận tốc của một vật thể rơi nhanh dần đều từ trên cao thì sẽ rõ. Quân đội Âu Lạc đặt nỏ thần thật cao thì vận tốc khi mũi tên lao vào đầu quân giặc có khi còn lớn hơn vận tốc của mũi tên khi vừa bay ra khỏi nỏ.
Để nỏ thần bắn được đúng như truyền thuyết, tướng Hiệu cho rằng, cần ba yếu tố: chế tạo một cái nỏ bắn đồng loạt hàng nghìn mũi tên, đặt cái nỏ đó trên cao, chế tạo các mũi tên đồng như mũi tên đồng Cổ Loa. Ba yếu tố đó chúng ta đã nhận rõ trong truyền thuyết, trong sử sách, qua khảo cổ và qua thực nghiệm của kỹ sư Vũ Đình Thanh.
“Tôi luôn luôn ủng hộ nghiên cứu của kỹ sư Thanh và mong muốn kỹ sư Thanh chế tạo cái nỏ thật to như nỏ thần An Dương Vương xưa, cùng lúc bắn hàng nghìn mũi tên đồng Cổ Loa , bắn từ thành tiên xây Cổ Loa hình con ốc với chín vòng lên cao như núi Côn Lôn để chúng ta lại lần nữa nhìn thấy vầng kim quang rực sáng của hàng nghìn mũi tên lúc bay ra khỏi nỏ. Để chúng ta nhớ lại lịch sử huy hoàng của cha ông chúng ta” tướng Hiệu nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng Bí thư: Chú trọng gỡ rào cản thể chế để khoa học công nghệ bứt phá
Khoa học công nghệ đóng góp công lớn vào giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp
5 tiểu hành tinh nguy hiểm nhất hệ mặt trời, có nguy cơ va chạm vào Trái Đất
Thành lập Liên minh ứng phó sự cố an ninh mạng Quốc gia
Việt Nam - Czech thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo