Thực nghiệm bắn "nỏ thần" từ trên cao
Người phục dựng "nỏ thần" trong truyền thuyết / Nỏ thần của An Dương Vương và Loa Thành 9 vòng ốc là có thật?
Sự thật huy hoàng về nỏ thần An Dương Vương - một loạt bắn giết vạn quân giặc, mỗi lần bắn tạo vầng hào quang của chùm mũi tên đồng do phản chiếu ánh mặt trời, trên Loa Thành hình ốc cao như núi Côn Lôn mà người đời sau gọi là kim quang hay linh quang.
Kỹ sư Thanh đã nhiều lần thuyết trình rằng nếu bắn nỏ thần từ trên cao thì các mũi tên đồng Cổ Loa với hình dáng đặc biệt, ít bị lực cản của không khí sẽ có chuyển động nhanh dần đều, càng tiếp đất càng mạnh.
Càng ở độ cao lớn thì vận tốc mũi tên tức tính sát thương của mũi tên đồng Cổ Loa càng lớn, có thể lên tới 500 m/s tức là rất mạnh, xuyên mọi giáp sắt thời đó. Nhờ cấu trúc đầu to nên mũi tên đồng Cổ Loa khi bay xuống đất thì phần đầu bao giờ cũng xuống trước.
Kỹ sư Thanh còn cho chúng tôi xem video và hình ảnh của "Flechette" tức là các mũi tên sắt mà không quân các nước lớn Anh, Pháp, Đức sử dụng trong thế chiến 1, thả từ máy bay xuống để tiêu diệt bộ binh và kỵ binh.
Loại flechette này có hình dáng kích thước khá tương đồng với mũi tên Cổ Loa từ 2.300 năm trước và cách sử dụng cũng có nguyên lý tương tự, tức là thả từ trên cao xuống và nhờ lực hút của trái đất mà các mũi tên, các flechette rơi nhanh dần đều, tiêu diệt những mục tiêu là bộ binh và kỵ binh trong thế chiến thứ 1.
Tuy vậy, trăm nghe không bằng một thấy, kỹ sư Thanh đã rất vất vả để tìm được một địa điểm bắn nỏ thần từ trên cao. Dù chỉ là tòa nhà 3 tầng cao 12 m nhưng kết quả đã nhìn thấy rõ ràng: chùm 11 mũi tên bay xa tới gần 200m, tức là rất xa với sự tưởng tượng của nhiều người chứng kiến.
Các mũi tên sau khi vọt lên cao rồi bay xiên xuống đất, theo như tính toán và thực tế video quay được, các mũi tên đó cắm đầu xuống đất sỏi nện đã được gia công làm nền xây dựng, làm tung đất lên, liên tưởng đến viên đạn bắn xuống đất trong phim ảnh.
Chỉ cần độ cao 12 m, các mũi tên đã phóng nhanh và mạnh như thế thì nỏ thần được đặt trên núi cao hàng trăm mét sẽ có uy lực như sử sách đã ghi “một mũi tên xuyên mười tên giặc”.
Kỹ sư Thanh cho biết ông có thể dễ dàng chứng minh điều này khi bắn nỏ từ độ cao hàng trăm mét như núi Tiên Du hoặc núi Vũ Ninh trong cuộc chiến đấu giữa quân nước Nam Việt và Âu Lạc. Một điều đáng tiếc là tại bãi đất xây dựng, chủ đất không cho chúng tôi dựng bia. Chúng tôi bắn 9 loạt tức 99 mũi tên và cố gắng ghi lại hình ảnh các mũi tên tiếp đất.
Kết quả bắn ngày hôm nay càng phần nào cho thấy những gì mà hàng chục cuốn sử viết là rất có lý.
Bộ sách Thái Bình hoàn vũ ký của Nhạc Sử ghi, bắn một phát giết chết quân Triệu Đà hàng vạn người, bắn ra ba phát giết đến ba vạn. Cây nỏ nhỏ thì không bắn được cùng lúc nhiều tên như thế mà bắn không được xa. Chỉ có một cây nỏ to và bắn cùng lúc hàng trăm mũi tên từ trên cao vào đội hình tập trung của địch.
Với uy lực của nỏ thần An Dương Vương nhờ đặt trên thành ốc Cổ Loa cao chót vót, kẻ thù chỉ có thất bại và phương pháp duy nhất để vô hiệu hóa nỏ thần là đánh tráo lẫy nỏ. Việc đó cũng đã xảy ra trong lịch sử.
“Nỏ Thần An Dương Vương không chỉ có trong truyền thuyết mà còn xuất hiện trong rất nhiều cuốn sử của Việt Nam và Trung Quốc. Với uy lực của chùm tên bắn ra, cùng hiệu ứng quang học chắc chắn là hiện tượng đặc biệt thời xưa, ngày hôm nay chúng ta có thể kiểm chứng”, kỹ sư Thanh nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo