Đời sống

Chế độ ăn uống hợp lí cho người bị bệnh gout

Bị Gout thường kéo theo những cơn đau rất khó chịu, triệu chứng là sưng, đỏ, đau, cứng khớp ở các ngón chân, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay...Người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lí để hạn chế những cơn đau này.

Ngủ trưa là thời điểm "nuôi dưỡng" gan thận nhưng nếu phạm phải 5 sai lầm này thì coi chừng sức khỏe sẽ bị tổn hại nghiêm trọng hơn / 3 món đồ uống làm cực dễ lại giúp tăng đề kháng hiệu quả, phòng ngừa ung thư, chống lão hóa.

Bệnh Gout (Gút là một dạng viêm khớp) thường kéo theo những cơn đau rất khó chịu, triệu chứng là sưng, đỏ, đau, cứng khớp ở các ngón chân, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay...Vì vậy cần có chế độ ăn hợp lí và cân bằng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout
Ăn nhiều: Nhất là những thức ăn có chứa nhiều nhân purin (gan, lòng, thịt, cá, tôm, cua…), uống nhiều rượu, bia. Đây là yếu tố thúc đẩy bệnh và tái phát bệnh.
Do tăng cường giáng hoá nhân purin nội sinh (phá huỷ nhiều tế bào, tổ chức) bệnh đa hồng cầu, bạch cầu kinh thể tủy, Hodgkin…
Do giảm thải axit uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận...
Chế độ ăn hợp lí cho người bị bệnh gout
TheoThạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi,bệnh viện 198 cho biết: Nnười bị bệnh gút là hạn chế lượng Purin đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, khi bệnh nhân gút thực hiện chế độ ăn kiêng quá mức sẽ gây thiếu Protein sinh ra các bệnh lý khác nhưng cũng không ăn nhiều quá làm thúc đẩy bệnh gút diễn biến nặng nhanh…. .
Khi bị gút cấp có thể điều trị bằng các thuốc kết hợp với chế độ ăn kiêng phù hợp nhằm ngăn ngừa hoặc làm kéo dài thời gian tái phát bệnh. Nguời bị bệnh gút ngoài thực hiện các lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, cần hạn chế các thức ăn có nhiều Purin có thể gây tăng axit uric, đặc biệt trong các đợt bệnh cấp tính.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nên ăn các loại thức ăn chứa ít purin như ngũ cốc, bơ, dầu mỡ, rau quả, các loại hạt... đặc biệt trứng, sữa không chứa purin nên được khuyến khích sử dụng.
Loại bỏ thức ăn chứa nhiều purin là phủ tạng các loại như gan, bầu dục, óc, lá lách, trứng cá, nước dùng thịt, cá nục, nấm, măng tây, bia, socola, cacao... đặc biệt khi đang đau cấp tính.
Hạn chế thức ăn chứa purin trung bình: thịt, cá, hải sản, gia cầm, đậu đỗ, cải bó xôi, bông cải. (tăng sữa, trứng để thay thế), tránh ăn các loại nước dùng, nước hầm, nước rau củ... để giảm bớt lượng purin của thức ăn hòa tan trong nước.
Ngoài ra, bệnh nhân cần tích cực uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng kiềm để tăng cường thải tiết axit uric qua nước tiểu. Bệnh nhân cần bỏ rượu, thậm chí cả rượu vang, rượu thuốc. Một số loại thức ăn cần hạn chế như socola, cacao, nấm, nhộng, rau dền. Cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua... vì chính những chất chua làm cho axit uric tăng cường lắng đọng vào khớp cấp tính. Bệnh nhân mắc chứng béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm mỡ, giảm calo.
Khi thấy lượng axit uric cao hơn mức bình thường thì phải thực hiện ngay chế độ ăn uống thích hợp và dùng thuốc giảm axit uric trong máu. Bên cạnh đó cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao, không để bị thừa cân, béo phì.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm