Còn nhiều nút thắt, khoa học công nghệ không thể bứt phá
Chủ nhân giải Nobel Vật lý năm 2016 đến Gia Lai truyền cảm hứng khoa học / Sắp diễn ra triển lãm Công nghệ giáo dục EDTECH EXPO 2025 tại Hà Nội
Một trong những nội dung được các chuyên gia tập trung bàn thảo tại diễn đàn "Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2030" ngày 15/7 tại Hà Nội là cách tiếp cận như thế nào đối khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số như thế nào để xứng đáng là động lực chính trong chuyển đổi mô hình kinh tế, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng cao và tăng trưởng 2 con số trong thời gian tới.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Xuân Bá - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đồng tình với định hướng chung của Đảng và Nhà nước là chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, với trọng tâm là khoa học công nghệ. Tuy nhiên, ông cho rằng, "câu hỏi then chốt không phải là cái gì, mà là làm thế nào để khoa học công nghệ thực sự phát triển ở Việt Nam?".
Theo ông Bá, dù khoa học công nghệ luôn được xác định là quốc sách hàng đầu, nhưng thực tế nó vẫn chưa phát triển như kỳ vọng bởi ba nguyên nhân cốt lõi cần được giải quyết.
Thứ nhất, về cách làm, vấn đề không chỉ nằm ở mức độ đầu tư của nhà nước, mà là ở phương thức quản lý. Nhà nước đang can thiệp quá sâu, thậm chí "bao cả bộ". Thay vào đó, Nhà nước chỉ nên xác định một vài lĩnh vực chiến lược để tập trung, còn lại phải để thị trường vận hành nhằm phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp.
Thứ 2, về con người, để có khoa học công nghệ, phải có nguồn nhân lực chất lượng, muốn vậy phải cải cách giáo dục. Theo đó, phải trả lại quyền tự chủ thực chất cho các cơ sở đào tạo; đồng thời phải tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bởi không có cạnh tranh thì không thể có chất lượng.

Thứ 3, về yếu tố văn hóa, người Việt Nam dường như không có truyền thống mạnh mẽ trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Từ gia đình, nhà đến cơ quan, chúng ta có một thói quen tư duy là phải tuân thủ và làm theo ý chí của người khác. Đây là một rào cản văn hóa. Một môi trường như vậy sẽ không bao giờ khuyến khích được đổi mới sáng tạo. Cần phải khơi dậy một tinh thần mới, một khát vọng phát triển khoa học công nghệ trong toàn dân.
Vì vậy ông Bá nhấn mạnh, để có được sự đột phá, bộ máy nhà nước phải kiến tạo một môi trường thực sự khuyến khích, động viên và bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm.
"Đặc biệt, cần có một cơ chế hai mặt: một là, ủng hộ và chấp nhận rủi ro, sai sót đối với những đổi mới vì lợi ích chung; hai là, trừng trị nghiêm khắc những hành vi lợi dụng đổi mới sáng tạo để trục lợi. Nếu không xây dựng được một môi trường như vậy, Việt Nam khó có thể mong đợi sự phát triển đột phá", chuyên gia nhấn mạnh.
Dưới góc độ của một đơn vị trực tiếp thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ông Đỗ Tiến Thịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), đánh giá cao Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.
"Đây là một đột phá thực sự khi lần đầu tiên tư duy chính sách đã tiếp cận theo hướng hệ sinh thái (ecosystem), nhấn mạnh sự kết nối chặt chẽ giữa "ba nhà": nhà trường, nhà nước và nhà doanh nghiệp", ông Thịnh nêu.

Các diễn giả trao đổi tại diễn đàn.
Tuy nhiên, để biến nghị quyết thành hiện thực, ông Thịnh cho rằng cần tập trung lấp đầy những "khoảng trống" về hạ tầng cứng và cơ chế. Cụ thể, Việt Nam hiện vẫn thiếu một khu đổi mới sáng tạo đúng nghĩa, nơi có cơ chế đặc thù, tập trung các trường đại học, phòng lab và doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, cần thay đổi tư duy từ "có dự toán rồi mới tuyển người" sang "tuyển người giỏi trước, sau đó mới xây dựng dự toán" để thu hút được các "kiến trúc sư trưởng" dẫn dắt ngành.
Cũng theo ông Thịnh, tư duy về vốn cho đổi mới sáng tạo phải vượt ra ngoài khuôn khổ ngân hàng truyền thống. "Ngân hàng là kênh vốn cho doanh nghiệp ổn định, còn 'đất sống' của khởi nghiệp sáng tạo chính là các dòng vốn đầu tư mạo hiểm," ông nói và kiến nghị Việt Nam cần tập trung thu hút mạnh mẽ dòng vốn này, đặc biệt từ nước ngoài.
Liên quan đến kinh tế số, GS, TS Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ, nếu coi đây là động lực tăng trưởng mạnh, Việt Nam phải có những dự án đầu tư lớn tương xứng, không chỉ cho hạ tầng giao thông mà còn cho hạ tầng công nghệ thông tin.
"Tôi rất mong muốn Chính phủ có những dự án đầu-tư-lớn về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, về phần cứng và phần mềm. Đây chính là yếu tố cốt lõi để kinh tế số phát triển," ông Thọ kiến nghị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Thắp lửa đam mê nghiên cứu và chế tạo thiết bị thiên văn
TP Hồ Chí Minh - ĐH Sydney: Thúc đẩy hợp tác chiến lược về đổi mới sáng tạo
Còn nhiều nút thắt, khoa học công nghệ không thể bứt phá
Các nhà khoa học Liên bang Nga tìm ra phương pháp mới tạo giống lúa năng suất cao
SURF 2025: Sắp diễn ra diễn đàn quốc tế về blockchain và tài sản số

Kinh tế số Việt Nam và thách thức 'tăng trưởng như Thánh Gióng'