Doanh nghiệp công nghệ kỳ vọng bứt phá nhờ những chính sách thiết thực
Phát hiện chấn động: Sinh vật có khả năng dẫn điện như một sợi dây sống / Bình Định với chính sách phát triển công nghệ khác biệt - Bài 1: Nơi hội tụ tri thức, công nghệ và công nghiệp AI
Trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển mình mạnh mẽ trước làn sóng chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò tiên phong.
Hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Công ty CP MedCAT là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong với giải pháp tái cấu trúc dữ liệu phi cấu trúc bằng AI – một dạng dữ liệu quan trọng nhưng thường bị “bỏ quên” trong quá trình chuyển đổi số.
“Chúng tôi đã âm thầm phát triển giải pháp này trong nhiều năm, với sự đồng hành của cơ quan chức năng và hiện là thành viên của Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia”, bà Đặng Thị Ánh Tuyết – Tổng Giám đốc MedCAT chia sẻ tại Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cách đây 2 ngày.
MedCAT kỳ vọng sẽ góp phần giúp Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ lõi AI, hướng tới các ứng dụng thực tiễn như phân tích dữ liệu trong bảo hiểm, y tế, giáo dục... Theo bà Tuyết, Nghị quyết 57 của Đảng về phát triển khoa học công nghệ là cú hích chính sách kịp thời, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có thể “dám nghĩ, dám làm” và khẳng định vị thế.

"Chúng tôi tin rằng, với chính sách và cơ chế hỗ trợ phù hợp, nhiều doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam sẽ có cơ hội bứt phá", bà Tuyết kỳ vọng.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Mai Hương – Giám đốc vận hành Công ty CP Công nghệ Hachi Việt Nam tin tưởng, việc tiếp cận công nghệ không chỉ là đặc quyền của những người có điều kiện mà phải là cơ hội dành cho tất cả, đặc biệt là những nhóm yếu thế.
Với sứ mệnh vì một nền nông nghiệp thông minh và bao trùm, Hachi kiên trì xây dựng các mô hình nông nghiệp 4.0 không chỉ phục vụ mục tiêu tăng năng suất, mà còn tạo điều kiện để phụ nữ, thanh niên và đồng bào dân tộc thiểu số làm chủ công nghệ và sinh kế. Với Hachi, chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ là giải pháp kỹ thuật – đó là hành trình tái tạo niềm tin và niềm tự hào của người nông dân thời đại mới.
Bà Hương cũng kêu gọi các nhà hoạch định chính sách, các quỹ đầu tư và cộng đồng cùng chung tay lan tỏa các mô hình nông nghiệp đổi mới sáng tạo có tính bao trùm. Bởi bà cho rằng, trí tuệ Việt, đổi mới sáng tạo và công nghệ xanh sẽ là lực đẩy đưa nông nghiệp Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới.
Theo PGS, TS Phạm Thị Thanh Ngà thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang trở thành yếu tố sống còn trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động.
"Những công nghệ mới như AI, dữ liệu lớn, máy bay không người lái, tên lửa thám sát… sẽ giúp Việt Nam giải quyết nhiều bài toán lớn về môi trường, khí hậu, sản xuất thông minh", bà Ngà nhận định.

Tuy nhiên, để khoa học thực sự trở thành “ngọn đuốc soi đường” cho sản xuất và phát triển bền vững, rất cần một thể chế cởi mở, tạo không gian pháp lý để các nhà khoa học và doanh nghiệp dám thử nghiệm, sáng tạo, thậm chí chấp nhận rủi ro.
"Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể sản sinh ra những ý tưởng dẫn dắt, tạo lợi thế cạnh tranh quốc gia trong tương lai", chuyên gia nhấn mạnh.
Đảng và Nhà nước luôn nhất quán quan điểm, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là điểm quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
Đánh giá vai trò của khoa học công nghệ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: "Những thành tựu KHCN của Việt Nam là minh chứng sống động cho trí tuệ, lòng say mê và nhiệt huyết cống hiến của các nhà tri thức, các nhà khoa học Việt Nam".
Phát huy tinh thần này, một trong những giải pháp được Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các bộ ngành và cộng đồng các chuyên gia, nhà khoa học triển khai đồng bộ là tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý, thông thoáng, minh bạch, cởi trói cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đặc biệt, cần sớm cụ thể hóa Nghị quyết 57 và các dự án luật, chính sách mà Quốc hội đang xem xét thông qua để đưa thể chế thực sự trở thành cầu nối cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo đi sâu, lan tỏa vào mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nghiên cứu khiến giới khoa học sửng sốt: Vũ trụ có thể 'tan rã' sớm hơn hàng tỷ năm so với dự đoán
Ngoại giao khoa học: 'Quyền lực mềm' toàn cầu hoá
Đẩy mạnh đột phá chiến lược số, tăng chi cho khoa học công nghệ
Nước đá được tìm thấy trong một hệ sao khác
Chúc mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5

Bình Định với chính sách phát triển công nghệ khác biệt - Bài cuối: Thu hút và đào tạo nhân tài