Doanh nghiệp sản xuất lúa gạo chưa bán được chứng chỉ carbon
DNVN - Chia sẻ tại “Hội thảo tham vấn Chuyển đổi mô hình sản xuất lúa hiện đại hóa và carbon thấp”, chiều 9/12, ông Nguyễn Văn Hùng, Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) cho rằng doanh nghiệp chưa bán được chứng chỉ carbon trong sản xuất lúa gạo hiện đại.
Phát động phong trào xây dựng Cộng đồng tiêu dùng Nông nghiệp sạch / Hội chợ Nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc tại Lào Cai
“Hội thảo tham vấn Chuyển đổi mô hình sản xuất lúa hiện đại hóa và carbon thấp” (gọi tắt là Dự án ModeLRice) do Trung tâm khuyến nông quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Viện IRRI phối hợp tổ chức.
Dự án odeLRice được đề xuất trong bối cảnh nền nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng tại hai nước Việt Nam và Lào đang đối mặt với nhu cầu và thách thức lớn. Viện IRRI đề xuất dự án ModeLRice nhằm phát triển, thử nghiệm và thiết lập các mô hình kinh doanh khả thi trên quy mô lớn và các chiến lược chuỗi giá trị phù hợp với gạo phát thải thấp. Dự án sẽ tập trung vào những khu vực sản xuất lúa gạo chính, bao gồm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam với ba tỉnh sản xuất lúa gạo hàng đầu: An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ và các tỉnh Khammouan, Bolykhamxay, và Xayabury tại Lào.
Hội thảo đã quy tụ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, nhà khoa học và nhà tư vấn từ các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT ) Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở NN&PTNT các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long; Bộ Nông nghiệp CHDCND Lào và các đơn vị trực thuộc, các tổ chức quốc tế và đại sứ quán tại Việt Nam và Lào, khối các trường đại học và học viện liên quan, khối doanh nghiệp tư nhân, các chuyên gia và các đơn vị, tổ chức liên quan.
“Hội thảo tham vấn Chuyển đổi mô hình sản xuất lúa hiện đại hóa và carbon thấp” vào chiều 9/12.
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Hùng, đồng trưởng Dự án ModeLRice, Viện IRRI cho rằng: Mục tiêu của Dự án là chuyển đổi sản xuất lúa theo hướng carbon thấp và sử dụng công nghệ hiện đại ứng phó thông minh với khí hậu, sinh lợi và bền vững tại Việt Nam và Lào.
Dự án đặt mục tiêu mang lại lợi ích cho 15.000 nông dân trong 3 năm đầu tiên và 200.000 nông dân sau 6 năm. Quan trọng hơn, Dự án sẽ nâng cao năng lực của các đối tác quốc gia trong việc áp dụng và mở rộng quy mô gạo carbon thấp và hỗ trợ xây dựng chính sách và đầu tư để nhân rộng sản xuất lúa carbon thấp, tạo tính bền vững cho các đầu ra của dự án.
Theo ông Hùng, các vấn đề hạn chế chính trong sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và CHDCND Lào hiện nay là xâm nhập mặn và hạn hán; lượng giống sử dung cao và lạm dụng hoá chất nông nghiệp.
Cùng với đó là việc quản lý nước cho lúa còn chưa hiệu quả, còn thất thoát sau thu hoạch cao. Tập quán đốt rơm rạ ngay tại ruộng hay vùi rơm trên ruộng ngập nước tiếp tục diễn ra. Các yếu tố trên đều dẫn tới phát thải khí nhà kính cao.
“Hoạt động sản xuất lúa gạo của Việt Nam và CHDCND Lào còn hạn chế về canh tác tích hợp, chính xác; thất thoát và dư thừa đầu vào; đầu tư công nghệ/máy không đồng bộ và không phù hợp với quy mô và nhu cầu cụ thể của tiểu vùng. Nông dân hạn chế tiếp cận thông tin, công nghệ, thị trường đích (không qua thương lái), đặc biệt về lúa bền vững, carbon thấp, GAP. Đặc biệt, doanh nghiệp/nông dân chưa bán được chứng chỉ carbon và còn hạn chế kiến thức kinh tế carbon”, ông Hùng nói.
Về nhu cầu và xu thế chuyển đổi mô hình sản xuất lúa hiện đại, đồng trưởng Dự án ModeLRice cho rằng: Nhu cầu về lương thực thực phẩm đến năm 2050 sẽ tăng gấp đôi. Các quốc gia đều dành ưu tiên cho việc giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp với trọng tâm sản xuất lúa gạo.
Bởi vậy, cần có sự liên kết mạnh và cụ thể hơn theo chiều ngang (HTX, mô hình trang trại) và chiều dọc (sản xuất theo hợp đồng) và liên kết tư nhân (với những đóng góp và lợi ích cụ thể). Giảm tác động carbon bằng cách đưa ra các giải pháp hiệu quả hơn cho quản lý nước, tối ưu hóa đầu vào, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, thất thoát mùa vụ và sau thu hoạch và áp dụng các sáng kiến đổi mới cho sản xuất lúa bền vững và carbon thấp, sử dụng Bản đồ rủi ro và Kế hoạch thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu (CS-MAP).
“Cần thực hiện hai nhóm giải pháp về công nghệ/kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất lúa carbon thấp, bền vững và giải pháp cơ giới hóa, canh tác chính xác, nông nghiệp kỹ thuật số. Dự án ModeLRice sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận học tập thích ứng để xác định các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và carbon thấp để giải quyết hiệu quả các thách thức nêu trên, phù hợp với bối cảnh quốc gia”, ông Hùng khẳng định.
Hà Anh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai 9 nhiệm vụ năm 2025
Công nghệ từ thế kỷ 19 đe dọa vị thế dẫn đầu AI của Mỹ
Chuẩn bị nguồn nhân lực phát triển điện hạt nhân
Não bộ của bạn sẽ ra sao khi ngừng sử dụng mạng xã hội
Nguồn nhân lực điện hạt nhân của Việt Nam hiện nay ra sao?
Điểm lại những thành tựu đột phá của y học thế giới trong năm 2024
Cột tin quảng cáo