Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Cần có thêm những “làn gió mới” trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp
Ứng dụng công nghệ sinh học để phát triển nông nghiệp bền vững / Chuyển đổi số nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm nông nghiệp, du lịch ở Hà Tĩnh
Lên một tầm cao mới
Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNN) Lê Minh Hoan đánh giá cao những kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp như giống mới, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật và đã góp phần nâng cao sản năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, làm tăng lợi nhuận và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.
Thống kê cho thấy, giá trị tạo ra từ ứng dụng khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng ngành nông nghiệp. Riêng năm 2020, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tăng 2,75% so với năm 2019, trong đó nông nghiệp tăng 2,7%; lâm nghiệp tăng 2,91%; thủy sản tăng 3,3%; GDP toàn ngành tăng 2,68%…Từ đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng kỳ vọng việc hợp tác giữa hai Bộ sẽ đưa được công tác nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp lên một tầm cao mới.
Trên cơ sở đó, việc ký kết chương trình phối hợp có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thống nhất chủ trương, định hướng của hai Bộ là ưu tiên nguồn lực để tập trung nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, từ chuỗi liên kết cung ứng sang liên kết giá trị ngành hàng, chuyển từ nền nông nghiệp sản lượng cao sang nông nghiệp công nghệ cao, trách nhiệm và bền vững,…
Hai Bộ thống nhất cao trong giai đoạn 2021- 2030 ưu tiên thực hiện hiệu quả các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp, sản phẩm lợi thế của địa phương. Đặc biệt, chú trọng đến nghiên cứu phát triển công nghệ chế biến sâu, công nghệ bảo quản, đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo nên những đột phá về chất lượng và nâng cao giá trị gia tăng và cải thiện sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Trong đó tập trung vào nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp an toàn toàn, hữu cơ, công nghệ sinh học...
Lễ ký kết chương trình phối hợp hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2021 - 2030 giữa Bộ NN-PTNN và Bộ KH-CN.
Cần thêm những ý tưởng mới
Nhận định về hợp tác giữa hai Bộ trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH-CN) Huỳnh Thành Đạt cho biết: Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chuyển đổi số còn nhiều dư địa để phát triển và đóng góp nhiều hơn cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. "Đây là nội dung 2 Bộ có thể tiếp tục đồng hành cùng xây dựng các nội dung phối hợp triển khai hết sức cụ thể trong thời gian tới".
“Các cơ sở, tổ chức nghiên cứu khoa học của chúng ta đang bị manh mún nhỏ lẻ, chưa tạo ra được sự liên thông, chưa tạo ra hình ảnh của nền nghiên cứu khoa học nông nghiệp của một quốc gia có nông nghiệp là trụ đỡ”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu vấn đề và kỳ vọng trong tương lai sẽ có những trung tâm nghiên cứu xứng tầm và sẽ có thêm những “làn gió mới”, ý tưởng mới trong đội ngũ nghiên cứu khoa học.
Hai Bộ sẽ phối hợp xây dựng một số cụm nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia, một số Chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ, tập trung cho một số ngành hàng, sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt chú trọng đến nghiên cứu phát triển công nghệ chế biến sâu, công nghệ bảo quản, đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo nên những đột phá về chất lượng và nâng cao giá trị gia tăng và cải thiện sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
Hai bên phối hợp tổ chức thực hiện Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp; Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030; Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ các công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030...
Một số sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ đưa vào chương trình sản phẩm quốc gia đến năm 2030. Các danh mục 5 sản phẩm quốc gia hiện nay (lúa gạo, nấm, cafe, cá da trơn và tôm nước lợ) đã phê duyệt trong giai đoạn đến năm 2020 sẽ được rà soát, đánh giá lại để tiếp tục trong giai đoạn 2021-2030.
Bộ KH- CN ủng hộ đề xuất Bộ Tài chính bố trí nguồn vốn cải tạo, nâng cấp các phòng thí nghiệm của các viện, trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; xây dựng Vườn thực vật quốc gia; nâng cấp hệ thống ngân hàng gene quốc gia, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.
"Bên cạnh nội dung này, 2 Bộ có thể phối hợp để đẩy mạnh đăng ký nhãn hiệu các loại hàng hóa nông, lâm, thủy sản chủ lực của Việt Nam trên các thị trường quốc tế", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt gợi ý.
Đối với lĩnh vực nghiên cứu, Bộ KH-CN cho rằng, 2 bên có thể phối hợp để xác định những định hướng nghiên cứu dài hạn phục vụ phát triển theo chuỗi sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của ngành. Ví dụ như: giống cây trồng, vật nuôi, chế biến nông, lâm, thủy hải sản… thích nghi với biến đổi khí hậu nhằm tạo ra các sản phẩm được người dân, doanh nghiệp trong nước chấp nhận và xuất khẩu ra thị trưởng quốc tế.
Ngoài ra, Bộ KH-CN đã được Thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng, quy hoạch mạng lưới các tổ chức khoa học, công nghệ công lập. Trong đó, có rất nhiều tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp và đây là nội dung 2 Bộ có thể phối hợp để quy hoạch cũng như đầu tư phát triển cho các tổ chức khoa học, công nghệ trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh