Khoa học - Công nghệ

Elon Musk biến con người thành ‘giống loài liên hành tinh’

Tỷ phú Mỹ Elon Musk muốn xây dựng một thành phố trên sao Hỏa và căn cứ trên mặt Trăng, biến con người thành ‘giống loài liên hành tinh’.

Danh tướng Thục Hán được Gia Cát Lượng "mượn tay" diệt Ngụy Diên, hoàn thành xong nhiệm vụ thì mất tích đầy bí ẩn / Vụ "phó thác con côi" thất bại nhất lịch sử Trung Hoa: Tiên đế vừa băng hà, bốn vị quyền thần đã giết chết hoàng đế mới lập

Nhân loại cần cố gắng quay trở lại Mặt Trăng và tạo một căn cứ lâu dài ở đó, sau đó xây dựng một thành phố trên sao Hỏa, đây là tuyên bố của Elon Musk, doanh nhân người Mỹ là người sáng lập Công ty Công nghệ Không gian SpaceX và cũng là người đứng đầu Tesla.

"Đã gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ lần cuối cùng con người đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng. Đây là quãng thời gian quá dài, và tôi nghĩ chúng ta cần quay lại và thiết lập một căn cứ lâu dài ở đó. Và phải là một căn cứ lớn, luôn phải có người ở trên đó” – Musk cho biết trong cuộc họp báo sau khi phóng tàu Crew Dragon lên quỹ đạo thành công.

Tỷ phú Mỹ nhấn mạnh rằng, sau khi định cư trên mặt trăng, con người cần xây dựng thêm một thành phố trên sao Hỏa, để trở thành một nền văn minh không gian, một giống loại liên hành tinh.

Elon Musk bien con nguoi thanh ‘giong loai lien hanh tinh’
Musk đang đưa ra những kế hoạch đầy tham vọng nhưng hoàn toàn khả thi?

Ông lưu ý rằng, nhân loại nên cố gắng trở thành "đại diện của một số hành tinh". Musk cũng cho biết, công ty SpaceX của ông có thể giúp các phi hành gia NASA hạ cánh trên mặt Trăng vào năm 2024.

"Tôi nghĩ điều này khá thực tế... Chúng tôi định đạt được điều này sớm hơn, nhưng thời hạn của ngày hôm nay [2024] là mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được" - Elon Musk nói.

Trước đó, giới truyền thông Mỹ đưa tin rằng, SpaceX đã giành được hợp đồng với NASA để đưa các phi hành gia lên bề mặt mặt Trăng. NASA cho biết hợp đồng trị giá 2,89 tỷ USD quy định về việc tạo ra một hệ thống để phi hành đoàn hạ cánh trên bề mặt mặt Trăng trước năm 2024.

Trong khuôn khổ thỏa thuận, SpaceX sẽ chế tạo tàu Starship có thể tái sử dụng cho các chuyến bay có người lái bên ngoài quỹ đạo Trái đất.

Theo khái niệm của NASA, bốn phi hành gia sẽ được bay đến trạm mặt Trăng Gateway trên tàu vũ trụ Orion, tàu vũ trụ này sẽ được phóng lên từ Trái đất trên tên lửa siêu mạnh SLS. Sau đó hai người trong số họ sẽ từ Gateway lên mặt Trăng trên Phi thuyền của SpaceX. Chuyến trở về cũng được thực hiện theo cách tương tự.

 

Elon Musk cũng đã công bố mục tiêu bắt đầu các chuyến bay có người lái lên sao Hỏa vào năm 2026, cũng bằng các phi thuyền do hãng này chế tạo, để hiện thực hóa kế hoạch đưa một triệu người Trái đất lên định cư ở sao Hỏa vào năm 2050, biến hành tinh này thành ‘thuộc địa của trái đất’.

Trước đó, Musk có thể gửi tàu Starship với các khối hàng hoặc “sứ giả robot” lên sao Hỏa và bắt đầu công trình xây dựng căn cứ tự động. Trước khi đưa con người lên đó, ông dự định xây dựng trạm động lực, hệ thống chắt lọc nhiên liệu từ oxy và nước trên sao Hỏa.

Ý tưởng này của Musk đã nhận được những phản ứng trái chiều, nhiều người cho là ‘điên rồ’ nhưng cũng không ít người ủng hộ.

Ví dụ như chính chuyên gia không gian Nga là kỹ sư Robert Zubrin cũng coi kế hoạch của Musk về việc đưa một triệu người Trái đất lên sao Hỏa vào năm 2050 là “đầy kỳ vọng”, mặc dù quá trình này có thể kéo dài hơn một chút so với kế hoạch của vị tỷ phú Mỹ.

“…vào thời điểm đó [2050] chúng ta có thể gửi 1.000 người, họ sẽ tạo ra hạ tầng công-nông nghiệp trên sao Hỏa để có khả năng hỗ trợ nhiều người hơn. Càng nhiều người bay lên sao Hỏa và sinh ra trên sao Hỏa, chúng ta sẽ mở rộng càng nhanh quy mô hiện diện của nhân loại trên hành tinh này, chúng ta sẽ có đô thị triệu dân trên Sao Hoả vào khoảng năm 2070 hoặc nhiều hơn nữa vào năm 2100” – chuyên gia Robert Zubrin tuyên bố.

 

Vị chuyên gia Nga cũng nhấn mạnh rằng, để có được các cuộc thám hiểm sao Hỏa thành công, con người sẽ phải trả giá. Sẽ luôn có rủi ro trong mọi công trình nghiên cứu khám phá, nhưng chẳng một kỳ tích vĩ đại nào có thể thành công nếu như thiếu sự can đảm.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm