Hà Giang: USAID tài trợ hệ thống lọc nước sinh hoạt và nước uống trực tiếp cho một số trường học
Trạm sạc dự phòng di động thông minh iSitePower M Mini giá từ 8 triệu đồng / Sự kiện & Bình luận: Khoa học và công nghệ xuất chúng
Chủ tịch Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang và đại diện công ty Tekcom ký kết hợp đồng.
Chiều ngày 19/11/2021, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội tỉnh) - Đơn vị chủ đầu tư Dự án tổ chức Lễ ký kết và trao hợp đồng cho Công ty Cổ phần Thiết bị và Công nghệ TEKCOM - đơn vị trúng gói thầu: Lắp đặt hệ thống lọc nước sinh hoạt và nước uống trực tiếp cho một số trường học trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Theo kế hoạch, 5 đơn vị trường được Dự án lựa chọn làm mô hình, bao gồm: Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Sà Phìn; Trường Mầm non Sủng Là (huyện Đồng Văn); Trường Phổ thông Dân tộc bán trú trung học cơ sở xã Yên Cường; Trường Nội trú huyện Bắc Mê (huyện Bắc Mê); Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Cao Hồng Kỳ, Chủ tịch Liên hiệp hội tỉnh Hà Giang nhận xét, Dự án đang được triển khai kịp tiến độ, Lễ ký kết, trao hợp đồng gói thầu là một trong những hoạt động quan trọng của Dự án. Qua tìm hiểu và đánh giá kỹ lưỡng, đối tác trúng gói thầu (TEKCOM) là đơn vị có đội ngũ nhân sự nhiệt huyết và có kinh nghiệm; lực lượng kỹ sư, công nhân chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm, đảm bảo cho việc lắp đặt thiết bị và triển khai Dự án. TEKCOM cũng được biết đến là đơn vị có hệ thống sản xuất kết hợp tự động cao, trên dây chuyền hiện đại, có năng lực đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của Dự án, hướng đến phục vụ tốt nhất nhu cầu nước sạch cho người dân và học sinh.
Thông qua việc đầu tư các mô hình điểm cấp nước sạch và nước uống trực tiếp với công suất 120 lít đến 300 lít nước/giờ, chất lượng nước đầu ra của hệ thống đạt tiêu chuẩn chất lượng nước uống trực tiếp, đóng chai đạt theo Quy chuẩn quốc gia (QCVN 6-1/2010/BYT), để tiếp tục nhân rộng, nhằm tăng cường tiếp cận nước sạch và nước uống học đường cho học sinh, cán bộ và giáo viên các trường học trên địa bàn tỉnh. Dự án được USAID tài trợ với mức kinh phí phê duyệt 685 triệu đồng, trong đó kinh phí huy động từ địa phương là 105 triệu đồng.
Dự án là tiếp nối chuỗi hoạt động hỗ trợ và phối hợp của các chuyên gia khoa học thuộc Viện PHAD từ năm 2019 đến nay tại Hà Giang trong khuôn khổ Dự án tổng thể “Các hoạt động địa phương vì sức khỏe, môi trường - Local Works”. Trong đó, tiêu biểu như đề tài “Nghiên cứu ứng dụng và hoàn thiện nhà tiêu sinh học phục vụ các điểm dân cư tập trung tại vùng khan hiếm nước” và dự án “triển khai mô hình nước uống học đường, tăng cường tiếp cận nước sạch và tăng cường sức khỏe học sinh và giáo viên một số điểm trường tỉnh Hà Giang”. Đề tài và Dự án đã huy động tổng kinh phí xây dựng mô hình là 879 triệu đồng, phần lớn do đóng góp của địa phương (chiếm khoảng 90%). Kết quả của Đề tài và Dự án được các tổ chức địa phương và người dân trong tỉnh đặc biệt quan tâm.
Thông qua việc xây dựng mô hình, giúp cho cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và bà con trong cộng đồng nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về tiếp cận, sử dụng nước sạch, nước uống học đường bền vững, nhất là đối với những nơi chưa có khả năng tiếp cận nước sạch tập trung. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt đối với trẻ em trong độ tuổi đến trường tại các điểm triển khai mô hình.
Tham dự buổi Lễ có đại diện Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Liên hiệp hội tỉnh Hà Giang, các nhà khoa học của địa phương, đơn vị hỗ trợ và đối tác nhận hợp đồng cùng đại diện các cơ sở tham gia Dự án.
Để nâng cao chất lượng và tính bền vững sau khi kết thúc giai đoạn 2018-2022 của Local Works, PHAD đang tiến hành và tập trung đánh giá lại mục tiêu, cách tiếp cận hành động tập thể nhằm nâng cao năng lực các tổ chức địa phương; tìm kiếm cách làm hiệu quả hơn như khuyến khích hợp tác giữa các bên liên quan cho các hành động cụ thể ở mỗi lĩnh vực can thiệp; thiết lập một cơ chế phản hồi cho các bên liên quan và hành động dựa trên những phản hồi đó tại địa phương. Thông qua các mô hình đã triển khai, PHAD tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình địa phương để lựa chọn đối tác phù hợp. Xây dựng quy trình tham gia rõ ràng cho thành viên Liên minh Nước và Sức khỏe Việt Nam (VIWHA) và các cá nhân, các đơn vị, để khuyến khích họ tham gia tích cực và chủ động vào các hoạt động triển khai. Khuyến khích phát triển hoạt động do địa phương làm chủ, áp dụng mô hình điều phối viên để kết nối các cá nhân, đơn vị tại địa phương nhằm triển khai đến cộng đồng và thích nghi với môi trường làm việc cấp tỉnh. Nghiên cứu này tìm hiểu phương thức làm việc với đối tác của PHAD nhằm tăng tính làm chủ của địa phương và tính bền vững của các công trình nước; cung cấp các thông tin cụ thể về cách thức áp dụng hành động tập thể cho cả các hoạt động hiện tại và tương lai của USAID. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng Bí thư: Chú trọng gỡ rào cản thể chế để khoa học công nghệ bứt phá
Khoa học công nghệ đóng góp công lớn vào giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp
5 tiểu hành tinh nguy hiểm nhất hệ mặt trời, có nguy cơ va chạm vào Trái Đất
Thành lập Liên minh ứng phó sự cố an ninh mạng Quốc gia
Việt Nam - Czech thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo