Hà Nội ban hành kế hoạch thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID
Apple chuẩn bị sở hữu những ứng dụng chỉnh sửa ảnh đình đám / Google dùng sử dụng trí tuệ nhân tạo để viết code
Theo nội dung được ban hành, kế hoạch thí điểm sẽ được chia thành hai giai đoạn.
Cụ thể, ở giai đoạn 1,Hà Nội sẽ cấp mã cơ sở khám, chữa bệnh cho các cơ sở chưa có mã; cấp tài khoản liên thông Sổ sức khỏe điện tử VNeID, tập huấn, hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn triển khai liên thông dữ liệu lên Cổng tiếp nhận dữ liệu giám định Bảo hiểm y tế. Thời hạn hoàn thành trước ngày 20/11/2024.
Giai đoạn 2 sẽ kết nối, chia sẻ dữ liệu Sổ sức khỏe điện tử VNeID từ cơ sở khám, chữa bệnh lên Cổng tiếp nhận dữ liệu Giám định Bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; bảo đảm liên thông dữ liệu Sổ sức khỏe điện tử VNeID lên Cổng tiếp nhận dữ liệu giám định BHYT sau khi người bệnh kết thúc đợt khám bệnh, chữa bệnh. Đánh giá kết quả triển khai thí điểm về Bộ Y tế 6 tháng/lần. Thời gian hoàn thành: Đến khi có chỉ đạo dừng thí điểm của Bộ Y tế...
Theo UBND TP. Hà Nội, Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID sẽ tăng cường sự kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ sở y tế: Tích hợp Sổ sức khỏe điện tử với VNeID giúp các cơ sở y tế (bao gồm các cơ sở y tế nhà nước và cơ sở y tế tư nhân) chia sẻ dữ liệu sức khỏe của bệnh nhân dễ dàng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, tiết kiệm, tránh lãng phí do cùng thực hiện một công việc ở nhiều cơ sở y tế khác nhau.
Việc thu thập và quản lý dữ liệu y tế tập trung, thống nhất trong một cơ sở dữ liệu dùng chung do thành phố quản lý sẽ giúp các cơ quan y tế thành phố các cấp dễ dàng theo dõi, phân tích xu hướng sức khỏe cộng đồng, từ đó có các biện pháp phòng ngừa, can thiệp y tế kịp thời và hiệu quả hơn.
Việc tích hợp sẽ giúp giảm thiểu giấy tờ người dân phải mang khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân. Bên cạnh đó, người dân có thể theo dõi, quản lý thông tin sức khỏe của bản thân liên tục, suốt đời; chủ động trong việc phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe bản thân, giảm các chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, cung cấp cho người thầy thuốc đầy đủ các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Kết hợp với thăm khám hiện tại, người thầy thuốc có thể nhận định về sức khỏe của người bệnh toàn diện hơn, chẩn đoán bệnh kịp thời, chính xác hơn, phát hiện bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm, mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giảm chi phí khám bệnh, chữa bệnh của mỗi người dân.
UBND Thành phố yêu cầu, đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh thông tin trong quá trình khai thác dữ liệu Sổ sức khỏe điện tử của người dân, không để thất thoát, lộ lọt và sử dụng dữ liệu vào mục đích bất hợp pháp...
Về các nhiệm vụ cụ thể, đáng chú ý, UBND Thành phố giao Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc trên địa bàn tiếp nhận khám, chữa bệnh bằng một trong các số định danh sau: Thẻ Căn cước, Số định danh cá nhân, Số thẻ Bảo hiểm y tế cho tất cả đối tượng người bệnh, gửi dữ liệu nhóm thông tin cơ bản lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm ngay khi người bệnh kết thúc khám, chữa bệnh tại đơn vị...
UBND các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng: Máy tính, máy in, máy quét, kết nối mạng Internet cho các cán bộ tham gia sử dụng phần mềm; bố trí cán bộ (hoặc huy động Tổ chuyển đổi số cộng đồng, lực lượng đoàn viên thanh niên), thiết bị để hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng VNeID, kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2, tích hợp thẻ Bảo hiểm y tế vào VNeID...
Trước đó, UBND TP. Hà Nội cũng đã có công văn triển khai thực hiện Thông báo của Văn phòng Chính phủ và triển khai văn bản của Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ.
Theo đó, UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đảm bảo phấn đấu hoàn thành các mục tiêu: Đến năm 2025, mục tiêu đặt ra là 100% cơ sở y tế (bao gồm cả công lập và tư nhân) và người dân trên địa bàn sử dụng Sổ sức khỏe điện tử.
Sau năm 2025, mỗi người dân trên địa bàn Thành phố kể cả những người chưa có thẻ bảo hiểm y tế đều sở hữu một Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID và 30% người dân khi đi khám, chữa bệnh có bệnh án điện tử.
Bên cạnh đó, đến năm 2025, mục tiêu đặt ra là 100% người dân có nhu cầu có thể đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn 2024: Bước tiến tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Estonia tìm kiếm cơ hội hợp tác chuyển đổi số với Việt Nam
Tạp chí khoa học cần được chú trọng
Phát huy ngành công nghiệp phụ trợ để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn
Hà Nội ban hành kế hoạch thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID