Lợi thế của sạc nhanh trên smartphone
Công nghệ sạc nhanh trên smartphone mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, đồng thời tăng tính cạnh tranh giữa các thương hiệu ở phân khúc tầm trung.
iOS 14 có thể cho iPhone ghi âm cuộc gọi / Smartphone chip S730, RAM 6 GB, pin 5.000 mAh, 4 camera sau, giá hơn 6 triệu
>> DÒNG BÀI HOT: BẢNG GIÁ ĐIỆN THOẠI
Pin là phần “chậm tiến” nhất trên smartphone trong hơn một thập kỷ phát triển. Smartphone ngày càng nhiều tính năng, số cảm biến camera tích hợp tăng lên, nhưng công nghệ pin chưa có sự đột phá. Bài toán khó của nhà sản xuất là dung lượng pin càng lớn, thời gian sạc càng lâu, ảnh hưởng trải nghiệm người dùng.
“Năm 2012, công nghệ sạc nhanh rất ‘xa xỉ’ và tôi gặp nhiều trường hợp éo le khi đi công tác. Tôi phải tranh thủ lúc ăn trưa, cà phê để sạc pin vì dùng điện thoại nhiều, pin hết rất nhanh, lại di chuyển liên tục. Ở sân bay, dòng người xếp hàng dài để chờ sạc điện thoại vì ít ổ điện, thực sự bất tiện”, anh Đức Trung, Mod diễn đàn tinhte.vn chia sẻ trong chương trình Bàn tròn công nghệ - RealMe RealTalk.
Sạc nhanh mang lại nhiều lợi ích cho người dùng smartphone.
Nhiều chuyên gia đánh giá cao công nghệ sạc nhanh bởi mang lại giá trị lớn cho trải nghiệm người dùng.
Vì chi phí cao trong nghiên cứu, chế tạo, tích hợp công nghệ, sạc nhanh gần như là tính năng chỉ dành cho smartphone cao cấp.
“Năm 2014, Oppo ra mắt Find 7 với công nghệ VOOC cho tốc độ sạc 70-75% pin sau 30 phút. Từ đó, công nghệ sạc nhanh được quan tâm hơn. Nhiều mẫu điện thoại sau đó tích hợp công nghệ sạc nhanh riêng, chủ yếu dựa trên nguyên lý sạc nhanh VOOC và nền tảng vi xử lý của Qualcomm”, anh Đức Trung nói thêm.
Thời điểm đó, dung lượng pin 3.000 mAh khá lớn với thời gian sạc đầy trung bình 2 giờ. Tuy nhiên, với sạc nhanh VOOC, người dùng mất 50-60 phút.
Sạc nhanh VOOC phát triển song hành cùng các công nghệ độc quyền khác... Tuy nhiên, công nghệ VOOC giữ vị thế khác biệt về cách thức hoạt động, cách đảm bảo nhiệt lượng tỏa ra ở mức thấp, tăng độ an toàn.
Thế hệ sạc VOOC mới được giới thiệu.
Nhiều công nghệ sạc nhanh sử dụng cách đẩy dòng điện và hiệu điện thế nhằm tăng công suất bộ sạc. Trong khi đó, VOOC sử dụng điện áp cố định 5 V và nâng cường độ dòng điện. Với cường độ dòng điện lớn, dây sạc thiết kế riêng với cổng kết nối 7 chân thay vì 5 chân theo tiêu chuẩn. Kích thước dây dày và lớn hơn để đảm bảo dòng điện lớn có thể chạy qua. Oppo cho biết, công nghệ mới nhất VOOC 4.0 có mức điện áp 5 V, cường độ dòng điện 6 A, tổng công suất 30 W nhưng cho tốc độ nhanh hơn bộ sạc có tổng công suất 40 W của thương hiệu khác.
Cũng trong Bàn tròn công nghệ, anh Công Hậu, kênh YouTube The Pixel chia sẻ: “Tôi thích công nghệ VOOC của Oppo - Realme vì vừa có thể sử dụng điện thoại, vừa sạc nhanh, an toàn với 5 cấp độ bảo vệ. Đối với các công nghệ sạc nhanh khác, khi sử dụng nhiệt độ máy tăng lên, chế độ bảo vệ dòng sẽ khiến công suất sạc giảm xuống, thậm chí rất nóng”.
Sau nhiều năm phát triển với các phiên bản khác nhau, sạc nhanh VOOC dần tích hợp trên smartphone tầm trung. Realme 6 cũng là mẫu smartphone đầu tiên sử dụng sạc nhanh VOOC 4.0, công suất 30 W ở phân khúc dưới 6 triệu đồng.
Realme 6 là smartphone tầm trung được trang bị sạc nhanh VOOC 4.0.
VOOC 4.0 là công nghệ sạc nhanh mới nhất, nâng cấp từ VOOC 3.0, được trang bị trên Realme 6 và Realme 6 Pro. Về công suất, VOOC 4.0 được nâng lên mức 30 W (5 V/6 A) thay vì 20 W (5 V/4 A) trên VOOC 3.0, tốc độ sạc nhanh hơn 12%. Sử dụng VOOC 4.0, Realme 6/6 Pro mất 62 phút để sạc đầy viên pin 4.300 mAh, đảm bảo nhiệt độ ở mức 35-36 độ C, theo công bố từ hãng.
Sạc VOOC 4.0 tích hợp thuật toán VFC giúp tối ưu hóa quá trình sạc, công suất lớn và giảm tối đa thời gian sạc. Việc vừa sạc vừa chơi game cũng không khiến thiết bị nóng.
>> Xem thêm: iOS 14 có thể cho iPhone ghi âm cuộc gọi
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo