Mô hình toà soạn hội tụ: Thế hệ công chúng số đòi hỏi truyền thông phải sáng tạo, hiệu quả
Thúc đẩy các thực hành đạo đức khi đưa tin bài về bạo lực giới trong lĩnh vực báo chí / Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2022: Báo chí Việt Nam đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn
Thế hệ công chúng số
Theo TS Trần Quang Diệu- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực báo chí đã và đang mang lại các hiệu quả rõ rệt.
Một kỷ nguyên mới của báo chí ra đời, kỷ nguyên của công nghệ số và hội tụ. Khái niệm tòa soạn hội tụ được đề cập đến như là một chìa khóa để mở ra một con đường mới cho các nhà báo, các tòa soạn báo hiện đại.
Hội tụ được hiểu như là sự tích hợp của các thành phần khác nhau từ khâu lấy tin, in ấn, nhiếp ảnh đến các nội dung của báo mạng điện tử. Để thực hiện được việc này, cần có một sự “tích hợp” và “hội tụ” cả về nội dung lẫn hình thức xuất bản của một tờ báo.
Báo chí – truyền thông tại Việt Nam đã và đang chịu sự tác động của kỷ nguyên số, kéo theo xu thế tất yếu của hội tụ nội dung và công nghệ.
Đáng chú ý, trong quá trình phát triển, vấn đề hội tụ nội dung, hội tụ công nghệ tại các toà soạn của các cơ quan báo chí – truyền thông sẽ phải đối mặt với một số yếu tố. Trước nhất là sự xuất hiện thế hệ công chúng số (digital audiences).
“Thế hệ công chúng đòi hỏi một môi trường truyền thông năng động, sáng tạo và hiệu quả hơn, đòi hỏi các tổ chức, cơ quan báo chí phải thay đổi để phục vụ tốt hơn như các yêu cầu về tuỳ biến, cá nhân hoá”, ông Diệu cho biết.
Báo chí đa nền tảng
Các phương tiện truyền thông mới hiện đang kéo theo nhu cầu hội tụ nội dung và hội tụ công nghệ ngày càng mạnh mẽ. Ứng dụng của trí thông minh nhân tạo (AI – artificial intelligent) trong báo chí - truyền thông đã và đang chứng minh tính hiệu quả của mình. Các hệ thống làm tin tự động đang được nhiều cơ quan báo chí ở nước ngoài áp dụng đã chứng minh rằng trí thông minh nhân tạo có thể dần thay thể con người trong các hoạt động báo chí – truyền thông.
Ngoài ra, sự ra đời của các loại hình báo chí – truyền thông mới như thông tin đồ hoạ (infographics), siêu báo chí (megastory, longform), báo chí dữ liệu (data journalism), báo chí di động (mobile journalism), phân tích dữ liệu lớn cho báo chí – truyền thông (big data journalism) đã từng bước làm thay đổi hoạt động của các cơ quan báo chí – truyền thông.
Ranh giới các loại hình báo chí truyền thống nhoà dần đi, thay vào đó là xu thế đa loại hình và liên loại hình. Chẳng hạn ứng dụng thực tại ảo và thực tại tăng cường cho phép các liên kết với báo mạng điện tử và kết nối với dữ liệu lớn, hoặc nó có thể phát hành dưới dạng tờ báo in đến người đọc báo in, nhưng có thể có bản e-paper dưới dạng file ảnh để công chúng đọc trên các thiết bị thông minh. Bản trực tuyến có thể đính kèm cả file âm thanh (nghe và xem cùng lúc).
Mô hình tòa soạn hội tụ sẽ xuất hiện báo chí đa nền tảng và báo chí đa giao diện. Các sản phẩm báo chí – truyền thông phải đáp ứng nhiều hơn về các yêu cầu công nghệ, đặc biệt là các tiêu chí về đa nền tảng và đa giao diện.
Thế hệ công chúng mới có yêu cầu cao hơn về các sản phẩm báo chí – truyền thông. Thực tế cho thấy mỗi công chúng có các mối quan tâm khác nhau về một chủ đề nào đó. Báo chí – truyền thông ngày nay cho phép người dùng có thể xác định các mối quan tâm theo nhu cầu của mình thông qua các công cụ và giao diện khác nhau.
Để thực hiện được mô hình tòa soạn hội tụ, theo ông Diện: “Việt Nam cần có một nền tảng thống nhất giữa các dữ liệu được sử dụng. Một trung tâm tích hợp là cần thiết trong bối cảnh phát triển của khoa học và công nghệ hiện nay. Trung tâm này sẽ bao gồm các hệ thống như hệ thống tích hợp dữ liệu, hệ thống phân tích nội dung, hệ thống xử lý tin bài thông minh và hệ thống quản trị nội dung”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo