Khoa học - Công nghệ

Phát hiện thiên hà kì lạ hình thành 'siêu nhanh' trong vũ trụ

Các thiên hà được cho là hình thành rất chậm, phải mất hàng tỷ năm để có được khối lượng khổng lồ.

Sứ mệnh chế tạo tàu gắp rác đầu tiên trong vũ trụ / Vũ trụ đang sinh ra một hành tinh gấp 3.180 lần Trái Đất

Nhưng trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã phát hiện ra một thiên hà mới hình thành chỉ trong 500 triệu năm.

Phát hiện thiên hà kì lạ hình thành siêu nhanh trong vũ trụ - 1
Thiên hà C1-23152 đã phát triển thành 200 tỷ Mặt Trời chỉ trong 500 triệu năm.

Thiên hà mới được phát hiện hình thành các ngôi sao với tốc độ lớn gấp hàng trăm lần Dải Ngân hà và có thể tự xây dựng để chứa 200 tỷ ngôi sao trong vòng chưa đầy 500 triệu năm. Đây có lẽ là tốc độ nhanh nhất của vũ trụ.

Các thiên hà hình thành từ từ. Chúng bắt đầu từ những hạt rất nhỏ và qua hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ năm hợp nhất với nhau, phát triển đều đặn như cũ, cho đến khi đạt đến kích thước hiện tại trong vũ trụ ngày nay. Đây được gọi là mô hình phân cấp và là lý thuyết thống trị để giải thích sự phát triển của các thiên hà theo thời gian vũ trụ.

Nhưng các nhà thiên văn học sử dụng Kính viễn vọng LBT mạnh nhất thế giới của của Đại học Arizona đã phát hiện ra một thiên hà kì lạ được gọi là C1-23152, cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng. Ánh sáng của nó đã di chuyển trong hơn 12 tỷ năm, khiến nó trở thành một thiên hà tương đối trẻ trong vũ trụ, xuất hiện khi vũ trụ của chúng ta chỉ mới 1,8 tỷ năm tuổi.

Bằng cách đo tuổi, hàm lượng kim loại và vận tốc của các ngôi sao trong thiên hà C1-23152, các nhà thiên văn đã phát hiện ra điều đáng kinh ngạc. Thiên hà này đã lớn lên từ con số không và chỉ mất 500 triệu năm để phát triển.

Vào thời kỳ đỉnh cao của quá trình hình thành sao, C1-23152 tạo ra hàng trăm ngôi sao mỗi năm, trung bình một vài ngôi sao mỗi ngày. Trong khi, Dải Ngân hà hiện chỉ tạo ra một số ít các ngôi sao mỗi năm. Trong vòng chưa đầy nửa tỷ năm, C1-23152 đã trở thành một thiên hà siêu sao khổng lồ.

 

Nhưng nếu C1-23152 không lớn lên thông qua các cách phân cấp thông thường, làm thế nào mà nó lớn nhanh đến vậy? Các nhà thiên văn học tin rằng C1-23152 là kết quả của một "vụ tai nạn vũ trụ" lớn, nơi hai đám mây khí khổng lồ trong vũ trụ sơ khai va chạm, kích hoạt một vòng hình thành sao nhanh chóng có thể tồn tại hàng trăm triệu năm, tạo thành một thiên hà.

Bằng cách nghiên cứu thêm các thiên hà như C1-23152, các nhà thiên văn học cho biết có thể hiểu rõ hơn về tất cả những cách phức tạp mà các thiên hà tự xây dựng trong vũ trụ.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm