Quy hoạch điện VIII: Việt Nam sẽ bắt đầu một ngành công nghiệp mới
Đề án Quy hoạch điện III được Bộ Công Thương đảm bảo hoàn thiện theo đúng kế hoạch / Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Quy hoạch Điện VIII được quy hoạch bài bản và công phu
Sáng 2/6, tại Hà Nội, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Hejlund Christensen và Thứ trưởng Công Thương Đặng Hoàng An đã đồng chủ trì Lễ công bố “Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2021”.
Đây là là ấn phẩm thứ ba trong chuỗi các ấn phẩm “Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam” do Chương trình Đối tác Năng lượng Đan Mạch - Việt Nam xây dựng. Chương trình này là một phần đóng góp của chính phủ Đan Mạch cho Nhóm châu Âu (Team Europe) với mục đích hỗ trợ phát triển ngành năng lượng tại Việt Nam.
“Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam” được biên soạn với sự hợp tác chặt chẽ giữa Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (DEA) và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương. Báo cáo đã nghiên cứu và đề xuất một số kịch bản phát triển để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Với góc nhìn trung và dài hạn về các kịch bản phát triển ngành năng lượng Việt Nam đến năm 2050, báo cáo đã cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách và gợi mở các thảo luận về quá trình chuyển đổi xanh.
Nghiên cứu chuyên sâu về chuyển đổi năng lượng trong lĩnh vực giao thông theo hướng điện khí hóa ngành giao thông, chuyển đổi nhiên liệu hoá thạch sang năng lượng sạch.
Báo cáo cho rằng: Trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm vào khoảng 7% và nền kinh tế đang phát triển. Từ đó, mức tiêu thụ năng lượng cũng như lượng khí thải cacbon cũng gia tăng đáng kể.
Với dân số gần 100 triệu người, điều quan trọng đối với quá trình chuyển đổi xanh là Việt Nam có thể tách rời tiêu thụ năng lượng và phát triển kinh tế. Đồng thời, chuyển đổi hệ thống năng lượng của mình thành một hệ thống năng lượng xanh, bền vững hơn, bằng cách đầu tư vào năng lượng tái tạo và các công nghệ tiết kiệm năng lượng.
Việt Nam có nhiều tiềm năng chuyển đổi xanh để trở thành một nền kinh tế có mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26).
Cũng theo báo cáo, phần quan trọng khác trong cơ cấu năng lượng tương lai ở Việt Nam là điện gió ngoài khơi.
“Với Quy hoạch điện VIII, Việt Nam sẽ bắt đầu một ngành công nghiệp mới - ngành điện gió ngoài khơi. Công nghệ này hoàn toàn khác với công nghệ gió gần bờ hiện có mà đôi khi được gọi là các dự án điện gió ngoài khơi”, báo cáo cho biết.
Trên thực tế, điện gió ngoài khơi hoàn toàn khác biệt với điện gió gần bờ và được phân biệt bằng khoảng cách từ trang trại gió đến bờ, quy mô công suất và công nghệ.
Nhờ tuabin gió có kích thước lớn hơn và hiệu suất cao hơn, vốn và chi phí vận hành thấp hơn, cũng như các tiến bộ công nghệ khác, giá thành điện gió ngoài khơi đã giảm trên toàn cầu. Đây là yếu tố và động lực hết sức quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng và rộng rãi của loại hình công nghệ này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo