Tại sao khủng long lại lớn như vậy?
Phát hiện nhiều hóa thạch khủng long quý hiếm có niên đại 70 triệu năm ở Trung Quốc / Ám ảnh công viên khủng long bị bỏ hoang
Vào kỷ Trias muộn, khủng long không to hơn các loài có vú lớn nhất ngày nay. Tuy nhiên, vào kỷ Jura, bắt đầu cáh nay 200 triệu năm, chúng bắt đầu trở thành khổng lồ.
Khủng long Diplodocus loài khủng long kích thước lớn nhất trong kỷ Jura muộn. | |
Bốn chiếc chân vững chãi của khủng long có thể đỡ nổi thân hình đồ sộ rất nặng của chúng, ví dụ các khủng long ăn cỏ sauropod dài 28-30 mét nặng đến 80 tấn (trong khi con voi châu Phi lớn nhất hiện nay chỉ nặng có 6 tấn).
Ăn uống đối với những bác khủng long “khủng” quả là một thách thức lớn – kiếm bao nhiêu cho đủ để phục vụ các thân xác lớn đến như vậy?
Theo những nghiên cứu gần đây, một bí mật để tồn tại của khủng long ăn cỏ là chúng không cần nhai như các động vật có vú ngày nay mà nuốt chửng tất cả lá, cành và… thân cây vào bụng mới đủ nhanh “nhét” vào cơ thể một lượng thức ăn khổng lồ đến vậy. Vì không cần đến những chiếc răng thật lớn để nhai nghiền, đầu chúng càng nhẹ, cổ càng dài để vươn lên ngọn cây cao (bằng ngôi nhà 5 tầng).
Trong số những khủng long cổ dài nổi tiếng nhất, có con Diplodocus (trường long), một trong những loài khủng long “khủng” nhất ra đời vào kỷ Jura muộn, từ đầu đến đuôi dài 30 met. Bộ xương của con Diplodocus này được trưng bày tại Phòng trung tâm tại Viện Bảo tàng lịch sử tự nhiên là một trong những bộ xương hóa thạch nổi tiếng nhất thế giới.
Những con khủng long ăn cỏ lớn nhất tiến hóa vào kỷ Bạch phấn, kéo dài từ 145 triệu năm đến 65 triệu năm trước. Kích thước lớn mang đến cho chúng 2 cái lợi: chống lại được các loài thú ăn thịt hồi đó cũng như giữ được thân nhiệt (bề mặt da nhỏ so với thể tích cơ thể khổng lồ) vào mùa lạnh cũng như không bị quá nhiệt vào mùa hè. Điều này rất quan trọng đối với khủng long vì chúng thuộc loài máu lạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo