Khám phá

Phát hiện loài khủng long khổng lồ mới

Các nhà khoa học đã phát hiện một loài khủng long khổng lồ mới, từng sống ở khu vực bang Utah (Mỹ) cách đây từ 145 đến 65 triệu năm.

Trái Đất ấm lên vì khủng long… ‘xì hơi’ / Khủng Long Song Đấu – Hóa thạch vô giá và 'pha solo' 67 triệu năm của 2 loài khủng long nổi tiếng nhất

Brontomerus Mcintoshi là thành viên mới nhất trong gia đình khủng long và được nhận diện sau khi các nhà khoa học phát hiện xương hóa thạch của chúng ở bang Utah, Mỹ. Ảnh: Getty Images.

Một nhóm các nhà khảo cổ quốc tế đến từ Anh và Mỹ đã phát hiện hóa thạch bao gồm xương chậu, một phần xương sống, xương sườn và xương bả vai khủng long ở khu vực bang Utah (Mỹ). Kết quả phân tích cho thấy, đây là hóa thạch của loài khủng long hoàn toàn mới.

Loài khủng long mới này, được các nhà khoa học đặt tên là Brontomerus Mcintoshi, sống trong thời kỳ đầu của Kỷ phấn trắng cách đây từ 145 đến 65 triệu năm. Theo tờ Daily Mai, đặc điểm nổi bật của loài khủng long Brontomerus Mcintoshi là có cặp chân lớn và rất mạnh mẽ.

Qua kết quả phân tích mẫu xương hóa thạch, các nhà nghiên cứu cũng xác định được rằng, Brontomerus Mcintoshi thuộc họ khủng long Sauropod – họ khủng long có kích thước cơ thể lớn nhất từng được phát hiện cho đến nay.

Hóa thạch của Brontomerus Mcintoshi là bộ hóa thạch xương thứ 8 của họ khủng long Sauropod được phát hiện ở khu vực Bắc Mỹ. Các nhà khoa học hy vọng sẽ khám phá thêm nhiều loài khủng long mới tại khu vực này trong tương lai.

Kết quả nghiên cứu trên của các nhà khoa học người Anh và Mỹ vừa được đăng trên tạp chí Acta Palaeontologica Polonica.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm