Tại sao thiên tài hay mắc bệnh tâm thần?
Công bố ảnh hiếm ngày thiên tài Albert Einstein qua đời / Cái chết bí ẩn của nhà thiên tài quân sự Alexander Đại đế
Chuyện những thiên tài như danh họa Vincent van Gogh, Frida Kahlo hay các nhà văn nổi tiếng Virginia Woolf và Edgar Allan Poe bị mắc bệnh tâm thần không chỉ là giai thoại. Một nghiên cứu mới đây đã tìm ra mối liên quan giữa khả năng sáng tạo và rối loạn tâm thần, giúp giải thích những giai thoại này.
Bức chân dung tự họa của Vincent van Gogh vẽ năm 1889 |
Theo nhóm 3 nhà khoa học, đứng đầu bởi tiến sĩ tâm lý học Kay Redfield Jamison tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), thực sự tồn tại của cái gọi là “thiên tài bị đày đọa” (tortured genius). Kết luận trên được một đưa ra sau khi nhóm này phân tích hơn 20 nghiên cứu khác nhau.
Chẳng hạn, một nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra trí thông minh của 700.000 trẻ em Thụy Điển trong độ tuổi 16. Những trẻ em này được tiếp tục theo dõi quá trình phát triển tâm thần trong 10 năm sau đó. Kết quả cho thấy, những trẻ em có trí thông minh vượt trội so với các bạn cùng nhóm tuổi có nguy cơ phát triển rối loạn lưỡng cực cao gấp 4 lần.
Bệnh tâm thần rối loạn lưỡng cực có biểu hiện đặc trưng là sự chuyển biến dữ dội giữa 2 trạng thái hưng phấn cực độ và trầm cảm. Nhà sinh học thần kinh James Fallon thuộc Đại học California-Irvine (Mỹ) cho rằng chính sự thay đổi này có thể nảy sinh sự sáng tạo. “Những người mắc rối loạn lưỡng cực có xu hướng nảy sinh sự sáng tạo khi họ vượt qua trạng tháu trầm cảm sâu”.
Theo vị tiến sĩ này giải thích trên LiveScience, khi tâm trạng của những người này được cải thiện, hoạt động não bộ của họ cũng chuyển biến theo. Hoạt động ở phần dưới thùy trước tắt dần trong khi hoạt động ở phần trên bộc phát mạnh. Đáng kinh ngạc là một sự chuyển biến tương tự cũng xảy ra ở những người có sức sáng tạo mạnh. “Có mối quan hệ giữa những sự chuyển pha này với rối loạn lưỡng cực và khả năng sáng tạo”.
Còn theo giáo sư Elyn Saks thuộc Đại học Nam California, người bị chứng rối loạn tâm thần không có khả năng lọc các kích thích như người bình thường. Thay vào đó, họ có thể đồng thời “chơi đùa” với nhiều ý tưởng đối lập nhau, và nhận thức được những sự liên tưởng mù mờ mà đầu óc con người bình thường cho rằng không đáng để nghĩ đến.
Chẳng hạn, khi được yêu cầu liệt kê những từ có liên quan đến một từ kích thích, như hoa tulip, bệnh nhân rối loạn lưỡng cực có thể đưa ra số lượng từ cao gấp 3 lần người tỉnh táo. Và trong một số trường hợp, những người mang đầu óc điên loạn có thể sản sinh ra những suy nghĩ hoặc hành động thâm thúy, được liệt vào dạng thiên tài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo